Lật lại hồ sơ về “trách nhiệm người đứng đầu” đối với Tổng Trọng: Tại sao không?

Lúc sinh thời, Tổng Trọng là một kẻ tham vọng quyền lực chưa từng có. Nhiều người tiếc cho ông phải qua đời trên ghế quyền lực, thay vì an vui tuổi già với gia đình và con cháu.

Một trong những lý do khiến Tổng Trọng phải bám ghế đến hơi thở cuối cùng, vì ông sợ: “cá ăn kiến, rồi sẽ tới ngày kiến ăn cá”.

Cũng bởi vì tham vọng quyền lực quá lớn, Tổng Trọng sẵn sàng hủy diệt tất cả những “đồng chí” cũng có “tham vọng quyền lực”, dám dòm ngó chiếc ghế của ông.

Đó là lý do công luận cho rằng, Tổng Trọng gây thù, chuốc oán quá nhiều, nên bị quả báo. Câu chuyện ông Trọng bị các “đồng chí trong Đảng” “chủ động” rút ống thở như đồn đoán, có lẽ từ đó mà ra.

Đây cũng là một trong những lý do, theo giới quan sát, ông Ba Dũng được cho là sẽ sát cánh với Tô Tổng, trong công cuộc cải cách sắp tới. Và khả năng cao, mọi di sản của Tổng Trọng sẽ bị dỡ bỏ.

Trên mạng xã hội đã xuất hiện ý kiến cho rằng, cần phải “giải thiêng” về công và tội của Tổng Trọng, để phán xét công minh trước lịch sử, ít nhất là về phương diện pháp lý. Làm điều này để cho công chúng thấy, sự thật Tổng Trọng là người thế nào, có giống như cỗ máy tuyên truyền của nhà nuóc Việt Nam “tô son, trát phấn” bấy lâu nay hay không?

Công luận cho rằng, công cuộc “đốt lò” của Tổng Trọng thiếu sự công bằng, và hành xử theo lối “nhất bên trọng, nhất bên khinh”. Rõ ràng, ông Trọng thiên vị đối với các đối tượng cùng phe cánh. Cùng một sai phạm có quy mô như nhau, thậm chí là lớn hơn nhiều lần, nhưng người phe ông Trọng thì sẽ an ổn, chỉ bị kỷ luật nhẹ nhàng, qua loa, rồi cho “hạ cánh an toàn”. Trong khi, các nhân vật không cùng phe, thì Tổng Trọng chỉ đạo xét xử với những bản án hết sức nặng nề.

Đó là lý do vì sao, ngay sau khi ông Trọng qua đời, vấn đề xử lý Tổng Trọng về “trách nhiệm người đứng đầu” đã được đặt ra. Dù có những ý kiến phản đối, khi cho rằng, nghĩa tử là nghĩa tận, bỏ qua chuyện của quá khứ bất kể đó là tội lỗi gì.

Đa số người Việt Nam có thể quên, hay không biết rằng, lúc sinh thời, Tổng Trọng từng ban hành chỉ thị, xử lý tất cả các quan chức tham nhũng, bất kể họ đã nghỉ hưu, thậm chí, kể cả đã qua đời, để thu hồi tài sản tham nhũng.

Trong 3 năm đầu của nhiệm kỳ Đại hội 13, hàng loạt các lãnh đạo cấp cao đã bị buộc thôi chức, từ nhiệm, hay tước bỏ tất cả các chức vụ trong quá khứ. Do đó, việc xem xét “trách nhiệm người đứng đầu” đối với Tổng Trọng là điều cần thiết, nếu như có đủ chứng cứ. Kể cả việc làm rõ Đại án Ciputra – Khu Đô thị Nam Thăng Long, mà ông Trọng – trên cương vị Bí thư Thành ủy Hà Nội – đã làm thất thoát của nhà nước hơn 3.000 tỷ đồng.

Theo giới chuyên gia, việc xử lý “trách nhiệm người đứng đầu” được hiểu là, khi xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị… thì người đứng đầu sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, thậm chí, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vậy tại sao, trong thời gian qua, một loạt các quan chức chấp cao trong bộ máy Đảng, nhà nước, Chính phủ, cũng như Quốc hội, bị xử lý kỷ luật, và phải chủ động xin thôi chức, như: Nguyễn Xuân Phúc; Võ Văn Thưởng; Phạm Bình Minh; Vương Đình Huệ; Trương thị Mai v.v… nhưng “trách nhiệm người đứng đầu” lại không bị xử lý?

Công luận cho rằng, cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phe cánh là những nạn nhân trực tiếp, trong cái gọi là “đốt lò” chống tham nhũng của Tổng Trọng. Nay, đã đến lúc, ông Ba Dũng cần đề nghị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho lật lại hồ sơ, để xử lý trên tinh thần không có vùng cấm, không có ngoại lệ, để làm gương.

Chúng ta hãy chờ xem./.

 

Trà My – Thoibao.de