Khi làm Thủ tướng, Nguyễn Xuân Phúc bị người dân gắn cho hỗn danh là “anh hề”. Có lẽ, hỗn danh này xuất hiện vì bề ngoài và cách phát biểu của ông, khiến công chúng cảm thấy lố bịch.
Sau khi giữ chức Thủ tướng được 1 nhiệm kỳ, rồi bị đẩy sang ghế Chủ tịch nước, và cuối cùng, bị buộc phải rời khỏi chiếc ghế này vì liên quan đến nhiều sai phạm. Thông tin ngoài luồng cho biết, chủ yếu là do vợ ông dính đến vụ án Việt Á.
Ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng 2 nhiệm kỳ, còn ông Phúc thì chỉ làm được 1 nhiệm kỳ. Bị chuyển từ Phủ Thủ tướng sang Phủ Chủ tịch vào năm 2021, là một sự thất bại của ông Phúc, mặc dù, bề ngoài, chức danh Chủ tịch nước cao hơn Thủ tướng. Nhưng ông Phúc sang ghế Chủ tịch nước cũng chỉ được một thời gian ngắn rồi bị hạ.
Ông Trọng đã dùng kế “điệu hổ ly sơn”, đưa ông Phúc ra khỏi ghế thực quyền, sau đó triệt hạ. Tuy nhiên, ông Trọng cũng chỉ để ông Phúc mất chức, chứ không cho xộ khám. Dưới thời Tổng Trọng, “Tứ trụ” vẫn là vùng cấm, chỉ bị mất chức chứ không bị khởi tố hình sự.
Có thông tin cho rằng, cái chết của ông Nguyễn Bá Thanh là có bàn tay của ông Nguyễn Xuân Phúc. Nếu đây là sự thật, thì rõ ràng, ông Phúc là người tàn nhẫn, thậm chí là rất nguy hiểm. Đây là điểm mạnh của ông Phúc, khi ông còn đang cầm quyền, nhưng nó lại là điểm yếu “chết người”, khi ông không còn quyền lực nữa. Lúc cầm quyền tàn ác bao nhiêu, thì khi về hưu sẽ gặp nguy hiểm bấy nhiêu.
Tô Lâm là người trong ngành Công an, chắc chắn, ông hiểu rất rõ về sự nguy hiểm của một người như ông Phúc. Nếu để cho một “bô lão” như Nguyễn Xuân Phúc giật dây một nhóm nào đó, thì sự nguy hiểm thật khôn lường.
Điều đáng nói là, dù ông Phúc là người nguy hiểm, nhưng sau khi về hưu, thế lực chính trị quanh ông không được bao nhiêu. Vương Đình Huệ về hưu còn có nhóm Nghệ An che chở; Trương Tấn Sang về hưu có nhóm Hà Tĩnh; Nguyễn Tấn Dũng về hưu thì để lại cả một mạng lưới rộng khắp; nhưng Nguyễn Xuân Phúc thì không có thế lực nào đủ mạnh để che chở.
Có thể nói, ông Phúc là mắt xích yếu nhất trong những “Tứ trụ” đã về hưu. Tô Lâm đánh vào Nguyễn Xuân Phúc là dễ nhất.
Tuy nhiên, dù ông Phúc thiếu vắng một lực lượng mạnh, che chở khi về hưu, nhưng việc bắt ông cũng không hề đơn giản. Bởi ông Phúc thuộc hàng “Tứ trụ”, sai phạm của ông có liên quan đến nhiều nhân vật lớn khác, và những nhân vật đó khiến Tô Lâm phải cân nhắc. Ví dụ, nếu bắt Nguyễn Xuân Phúc, thì Trương Hòa Bình khó thoát tội.
Vụ án này sẽ là một canh bạc lớn với Tô Lâm. Nếu thực hiện chu đáo, Tô Lâm sẽ dằn mặt được rất nhiều “Tứ trụ” đã về hưu. Và thậm chí, việc bắt Nguyễn Xuân Phúc có thể tạo thành một tiền lệ mới, có lợi cho Tô Lâm và nhóm Hưng Yên về sau.
Mặc dù ông Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nói “Chống tham nhũng không có vùng cấm”, nhưng ai cũng thấy, dưới thời ông Trọng, vùng cấm dành cho các “Tứ trụ” đương chức và về hưu quá kiên cố. Giờ đây, ông Tô Lâm dám phá vùng cấm này, cũng là cách để chứng tỏ, ông đã vượt qua ông Nguyễn Phú Trọng.
Có lẽ, với Tô Lâm, vùng cấm kiên cố nhất, chỗ dựa chắc chắn nhất là đàn em gốc Hưng Yên của ông, chứ không phải là các cựu “Tứ trụ”. Bảo vệ nhóm Hưng Yên sẽ củng cố quyền lực cho ông, còn bảo vệ các cựu “Tứ trụ”, thì chẳng khác nào nuôi mầm họa.
Tô Lâm có lợi thế là đang nắm trong tay Bộ Công an, ông như đang kiêm nhiệm cả chức Bộ trưởng Bộ Công an. Lương Tam Quang chỉ là người thừa hành theo mệnh lệnh của Tô Lâm. Đây sẽ là cơ hội tốt nhất, để Tô Lâm thực hiện một vụ án “kinh thiên động địa”.
Liệu Tô Lâm có làm tất tay hay không? Hãy chờ xem.
Hoàng Phúc – Thoibao.de