Ngay sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời vào ngày 19/7, giới quan sát và phân tích quốc tế hy vọng, nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ yên ổn hơn, và chính trường Việt Nam sẽ yên tĩnh, để kinh tế có thể được đẩy mạnh.
Tuy nhiên, sau đó, một loạt chỉ dấu cho thấy, căng thẳng hoàn toàn không suy giảm. Việc Tổng Bí thư Tô Lâm sắp phải từ bỏ ghế Chủ tịch nước, sau chưa đầy 5 tháng, đã cho thấy điều đó.
Ông Tô Lâm là vị Chủ tịch nước thứ 3 phải “giã từ” chiếc ghế bị cho là “có dớp”, trong vòng 2 năm trở lại đây. Điều này không chỉ là vô tiền khoáng hậu ở Việt Nam, mà còn là một sự kiện hiếm hoi trên thế giới.
Trước khi ông Trọng qua đời một ngày, Bộ Chính trị đã vội vã đưa ra thông báo rằng, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ nắm quyền lãnh đạo Đảng tạm thời. Điều đó đã tạo nên các hoài nghi, trong giới chức lãnh đạo cấp cao và dư luận. Nhiều người không tin, ý nguyện của ông Trọng trước khi qua đời, lại là giao quyền lực cho cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm.
Vì nếu có điều đó, thì tại sao, ông Tô Lâm phải ra tay triệt hạ các ứng viên hàng đầu cho ghế Tổng Bí thư tại Đại hội 14. Hơn thế nữa, trong Hội nghị Trung ương Đảng bất thường ngày 3/8, nếu thực sự minh bạch, thì tại sao, truyền thông nhà nước lại đồng loạt đưa tin giống nhau, về cái gọi là “suy tôn” ông Tô Lâm, với tỷ lệ ủng hộ tuyệt đối 100%.
Trong khi, trước đó chưa lâu, truyền thông quốc tế đã dẫn ý kiến của các quan chức ẩn danh, từ Hà Nội, khẳng định:
“Đa số các lãnh đạo cấp cao của Đảng đều thấy rằng, ông Tô Lâm chưa đủ khả năng, đặc biệt là phẩm chất đạo đức, để trở thành người lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.”
Nhưng ông Tô Lâm bất chấp tất cả, để thực hiện một kế hoạch được cho là “cuộc đảo chính không tiếng súng”. Trước đó, ông Tô Lâm và phe cánh đã chuẩn bị một hệ thống nhân sự, cũng như cơ cấu an ninh, một cách hoàn hảo. Các vị trí “Tứ trụ” đều được cho là các nhân sự do cựu Thủ tướng Ba Dũng âm thầm sắp đặt sẵn.
Chỉ trong 73 ngày, ông Tô Lâm từ một Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, đã trở thành một nhân vật quyền lực nhất trong Đảng, nắm giữ cả 2 chức vụ đứng đầu Đảng và nhà nước.
Đồng thời, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã phá bỏ các quy định truyền thống của Đảng, để sắp xếp lại tổ chức, cũng như cơ cấu lại nhân sự, thực hiện mưu đồ thâu tóm quyền lực tuyệt đối, như Tập Cận Bình ở Trung Quốc, hay Putin ở nước Nga.
Tuy nhiên, do ông chưa đủ kinh nghiệm trên cương vị lãnh đạo cấp cao nhất, đặc biệt là thiếu sự ủng hộ của số đông lãnh đạo cấp cao, trong bộ máy của Đảng và nhà nước. Đây có lẽ là lý do, ông đã tự mình nhận ra, và chủ động rút lui khỏi cương vị Chủ tịch nước, trong tháng 10/2024 tới đây.
Kế hoạch tiếm quyền của Tổng Bí thư Tô Lâm, với ý đồ thiết lập một hệ thống chính trị “công an trị”. Theo đó, ông tổ chức một hệ thống lãnh đạo cấp cao chủ yếu là các nhân sự đi lên từ công an, vượt qua số lượng các lãnh đạo xuất thân từ quân đội trong Bộ Chính trị. Đây được cho là điểm then chốt nhất, khiến phe tướng lĩnh quân đội bất bình và kiên quyết không chấp nhận.
Mới nhất, nhiều chỉ dấu cho thấy ông Tô Lâm đã nhận ra, những phản ứng của phe quân đội là mối đe dọa thực sự. Do đó, ông buộc phải hòa hoãn với phe quân đội mà được hậu thuẩn từ Bắc Kinh.
Cuộc “so găng” vẫn còn tiếp diễn, chúng ta hãy chờ xem Tổng Bí thư Tô Lâm có thực sự lùi bước trước áp lực từ phe quân đội hay không?.
Trà My – Thoibao.de