Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặt hái được một số kết quả trong chuyến công cán tại Mỹ. Đây là một kết quả bất ngờ, dù rằng, trên danh nghĩa, đây chỉ là các hoạt động của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 79, của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Mặc dù bị áp lực của thành phần “bảo thủ” trong Đảng, gồm những nhân vật, vốn là tay chân thân tín của cố Tổng Bí thư Trọng, do thế lực tướng lĩnh lãnh đạo quân đội làm chủ công; thế nhưng, Ban tham mưu của ông Tô Lâm vẫn có thể dàn xếp, để ông gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hợp Quốc.
Theo giới thạo tin, để gặp được ông Joe Biden lần này, Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm đã quyết định rút ngắn chương trình chuyến thăm Cuba – một đồng minh Cộng sản ở Tây Bán cầu.
Giới quan sát cho rằng, chuyến thăm Cuba của ông Tô Lâm, chỉ nhằm mục đích xoa dịu sự phản kháng, của thành phần bảo thủ trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt giới chức phe tướng lĩnh quân đội.
Theo một số nhận định, mục đích chuyến công du Mỹ của ông Tô Lâm là nhằm chứng minh cho giới lãnh đạo cấp cao Việt Nam thấy rằng, ông có thể đảm bảo sự cân bằng trong quan hệ giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga. Đặc biệt là trong việc phòng thủ và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, trước sự lấn lướt ngày càng gia tăng từ Bắc Kinh.
Đáng chú ý, trong buổi hội đàm với Tổng thống Biden, vị trí ghế ngồi bên tay phải của ông Tô Lâm, có 4 ủy viên Bộ Chính trị.
Việc Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa – Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, ngồi ở vị trí cao hơn Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Đại tướng Phan Văn Giang, là một biểu hiện hết sức bất thường. Trong khi, Tướng Nghĩa thường có các biểu hiện không tán đồng với ông Tô Lâm.
Điều đó có liên quan gì đến các thông tin, Ban Tuyên giáo Trung ương ra lệnh đục bỏ phát biểu của ông Tô Lâm về “những người bạn Mỹ”.
BBC đưa tin, ông Tô Lâm tham dự sự kiện kỷ niệm 1 năm nâng cấp quan hệ, và hướng tới kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ, do Asia Society tổ chức ngày 23/9. Sự kiện có sự tham dự của ông John Kerry, cựu Thượng nghị sĩ Dân Chủ, cựu Ngoại trưởng Mỹ; Thượng nghị sĩ Dan Sullivan; cùng nhiều giới chức, cựu giới chức cấp cao của Mỹ; người Việt Nam tại Hoa Kỳ; cũng như bạn bè Mỹ.
Ngay sau đó, cùng ngày 23/9, báo Tuổi Trẻ online đã đăng nguyên văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, tại sự kiện vừa kể.
Bài phát biểu có đoạn:
“Trong Cách mạng Tháng 8, những người bạn Mỹ là lực lượng nước ngoài duy nhất bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã được mời tham dự Lễ Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, và chứng kiến Hồ Chủ tịch trích dẫn Tuyên ngôn độc lập Mỹ. Hôm đó, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, trên khán đài nổi bật khẩu hiệu “Hoan nghênh phái đoàn Mỹ”.” Đoạn phát biểu này đã được rất nhiều người chia sẻ và bình luận, trên Facebook.
Nhưng tới ngày 26/9, khi phóng viên của BBC truy cập vào bài viết trên của báo Tuổi Trẻ online, thì đoạn văn này đã không còn nữa. Hiện chưa rõ vì sao lại có sự đục bỏ này, và ai là người ra lệnh?
Điều vừa kể có liên quan gì đến các phản ứng của Bắc Kinh, khi triển khai phóng hỏa tiễn xuyên lục địa, trước cuộc hội đàm giữa ông Joe Biden và ông Tô Lâm?
Có nhận định cho rằng, Bắc Kinh đang giật dây cho đám tay chân “bảo thủ”, còn rất đông trong Đảng Cộng sản Việt Nam, để hạ bệ Tổng Bí thư Tô Lâm. Ông Tô Lâm rất có thể sẽ phải đối mặt với những “tai họa” không nhỏ.
Trà My – Thoibao.de