Đọc bản tin của Trịnh Bá Phương, của nhà hoạt động nhân đạo Nguyễn Thúy Hạnh, không ai có thể hiểu được vì sao mà một ngân hàng lớn như Vietcombank có thể hành động tùy tiện ngang ngược như vậy, chúng tôi cứ nghi hoặc liệu có gì nhầm lẫn hay không!?
Với những kiến thức Pháp luật tối thiểu chúng tôi có thể nhận định như sau:
Tiền trong tài khoản ngân hàng là tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của cá nhân, như vậy Ngân hàng Vietcombank không có quyền tạm giữ hay tịch thu tài sản cá nhân.
Tài sản cá nhân chỉ có thể bị ảnh hưởng bằng một bản án đã có hiệu lực thi hành hoặc một Quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên Quyết định hành chính này bắt buộc phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt bao gồm lập biên bản, nêu ra căn cứ vi phạm và căn cứ áp dụng việc tạm giữ hay tịch thu ấy. Trong quá trình xử lý ấy đương nhiên người chủ sở hữu tài sản phải có quyền tham gia ý kiến và mời Luật sư bảo vệ cho mình…
Có thể nói việc xâm hại tài sản cá nhân bắt buộc phải tuân thủ những quy trình chặt chẽ với căn cứ Pháp lý cụ thể dù đó là Quyết định hành chính (do các cơ quan hành pháp) hay một Quyết định tư pháp do Tòa án ban hành(dù là dân sự hay hình sự).
Hành vi của Vietcombank rõ ràng “ngang ngược” và có tính chất “cướp đoạt vô cớ” như một số nhà hoạt động xã hội đã phát biểu.
Ngoài ra việc lấy tiền của người chết cũng là một hành vi chà đạp lên đạo đức truyền thống của người Việt Nam, “nghĩa tử là nghĩa tận”.
Hành động của Vietcombank rất đáng lên án không chỉ là sự cưỡng đoạt tài sản của nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh, thách thức tình cảm của 700 người dân đã gửi tiền mà còn gửi một thông điệp ngang ngược đến tất cả các khánh hàng của họ.
Hoàng Trung từ Hà nội – Thoibao.de (Bình luận)
Tin khẩn – Từ Trịnh Bá Tư – 12h ngày 17 tháng 1 năm 2020
Hôm nay sau khi công an rút khỏi nhà cô Hạnh, thì sáng nay ngày 17/1/2020 cô Hạnh đã ra ngân hàng Vietcombank để rút số tiền của cộng đồng gửi phúng điếu đến hương hồn cụ Kình, khi đến ngân hàng thông báo cho cô Hạnh rằng tài khoản này đã bị phong toả, sau khi cố gắng yêu cầu lý do phong toả tiền phúng điếu của người đã khuất thì ngân hàng từ chối trả lời. chỉ thông báo số tiền 528.453.669 đồng bị phong toả.
Gần một nghìn người gửi tiền thắp hương, phúng cụ Kình cho thấy lòng dân thương tiếc cụ.
Đây là tội ác đối với cả người sống và cả người đã khuất cụ Lê Đình Kình. chúng tôi cần cộng đồng mạnh mẽ lên án hành vi này của nhà cầm quyền cộng sản.
Mặc dù đã có thông báo ngừng nhận tiền phúng điếu, nhưng một số người có lòng vẫn gửi về số tài khoản của cô Hạnh.
Vậy mong tất cả mọi người hãy dừng lại việc gửi tiền phúng điếu.
Xin hãy sao chép nội dung và bảng sao kê ngân hàng, đăng lên tường fb để làm bằng chứng về tội ác quân khủng bố cộng sản.
Danh sách chi tiết gần nghìn người gửi tiền phúng viếng cụ Kình trong an bum này: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1457026314455898&id=100004456304777
VIETCOMBANK KHÔNG ĐƯỢC LÀM ĐIỀU THẤT ĐỨC VÀ KHÔNG ĐƯỢC LÀM KHÓ VAI TRÒ CHỦ TỊCH HĐBA LHQ CỦA VIỆT NAM
1. Nghĩa tử là nghĩa tận. Viếng người chết là truyền thống nhân văn đời nối đời của người Việt và của toàn nhân loại. Tiền phúng viếng Cụ Lê Đình Kình là thiêng liêng, không ai có quyền chiếm đoạt.
2. Nếu quả thật Vietcombank phong tỏa Tiền phúng viếng Cụ Lê Đình Kình trong tài khoản chị Nguyễn Thúy Hạnh thì trước hết đó là điều vi phạm pháp luật, sau nữa là đã phạm vào điều thất đức.
3. Ngoài phạm thất đức trước vong linh Cụ Lê Đình Kình, hành động của Vietcombank sẽ đưa đến 4 tác hại to lớn.
Trước hết, Vietcombank sẽ phải đối mặt với làn sóng tẩy chay – tác động đến kết quả kinh doanh của Vietcombank.
Hai là, một cách vô tình, Vietcombank đã làm ảnh hưởng đến uy tín của chính quyền. Vì cộng đồng sẽ cho rằng chính quyền đã ra lệnh.
Ba là, làm ảnh hưởng đến uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.
Việt Nam đang giữ vai trò Chủ tịch HĐBA Liên hợp quốc tháng 1/2020 và chủ tịch ASEAN năm 2020. Một hành động như vậy của Vietcombank sẽ làm cho quốc tế nhìn nhận Việt Nam về hướng tiêu cực.
Hành động phong tỏa một khoản tiền phúng người chết được quyết định một cách đơn giản từ lãnh đạo Vietcombank, nhưng sẽ làm cho Bộ Ngoại Giao Việt Nam vất vả chống đỡ trên trường quốc tế với tổn thất nhiều lần gấp bội.
Bốn là, càng làm cho nhân dân trong nước thêm chia rẽ, sức mạnh của dân tộc bị phân tán. Chỉ có lợi cho kẻ thù của dân tộc.
4. Tấn công Cụ Lê Đình Kình ngay cả khi Cụ đã khuất là điều thất đức, gây nghiệp khó cho đời sau. Thất đức với vong linh người đã khuất thì Thần Linh cũng sẽ nổi giận, chứ không chỉ người đang sống.
Tiến sỹ toán học Nguyễn Ngọc Chu
——-
Facebook Nguyễn Anh Tuấn cũng có bài bình luận như sau:
VỤ ĐỒNG TÂM: VIETCOMBANK NÊN NGHĨ LẠI
Vietcombank sáng nay thông báo đã phong tỏa tài khoản của chị Nguyễn Thúy Hạnh trong đó có hơn 500 triệu đồng mà người dân cả nước gửi về phúng viếng cụ Lê Đình Kình (677 lượt gửi về, đa số mỗi khoản vài trăm ngàn đồng).
Dù có viện dẫn lý do gì đi chăng nữa thì đây cũng là hành động không thể chấp nhận được của Vietcombank với khách hàng của mình.
Có thể Vietcombank nghĩ rằng với vị thế là ngân hàng lớn nhất Việt Nam, rủi ro bị tẩy chay là không cao, nên mới sẵn sàng ra quyết định tệ hại như vậy.
Song có vài chuyện có thể Vietcombank chưa tính tới. Hiện nhà nước chỉ chiếm hơn 70% cổ phần của Vietcombank, còn lại thuộc về các cổ đông chiến lược quốc tế, trong đó Mizuho (Nhật Bản) chiếm 15%. [1]
Trong khi đó, vụ việc Đồng Tâm bắt đầu gây được sự chú ý của các tổ chức nhân quyền và báo chí quốc tế.
Sẽ ra sao nếu có một phong trào bêu tên (shaming) do các tổ chức nhân quyền quốc tế khởi xướng nhắm vào Mizuho với hành vi tiếp tay cùng Vietcombank ăn chặn tiền của khách hàng như vậy? Mizuho sẽ trả lời với báo chí Nhật và quốc tế về việc này thế nào? Mizuho hoạt động khắp nơi trên thế giới, sẽ ra sao nếu họ dính vào một vụ kiện vì ngân hàng mà họ là cổ đông chiến lược ăn chặn tiền của khách hàng? Vietcombank sẽ phải ăn nói thế nào với Mizuho?
Coi chừng cái sẩy nẩy cái ung, tôi thành thật khuyên Vietcombank nên nghĩ lại.
[1] Website tập đoàn tài chính Mizuho, cổ đông chiến lược của Vietcombank: https://www.mizuho-fg.com/index.html
Mizuho cam kết duy trì đầu tư vốn cổ phần ở Vietcombank: http://cafef.vn/mizuho-cam-ket-duy-tri-dau-tu-von-co-phan-tai-vietcombank-20190304103910776.chn
Thông tin liên lạc của Mizuho: https://www.mizuho-fg.com/investors/financial/annual/data1203/pdf/data1203_17.pdf
FB của VCB: https://www.facebook.com/ilovevcb
FB của Đại sứ quán Nhật ở Việt Nam: https://www.facebook.com/embassyofjapaninvietnam/
Rất cần gửi thông tin này đến sứ quán Nhật ở Việt Nam để họ thấy doanh nghiệp nước họ đang tiếp tay cho hành vi sai trái ở Việt Nam như thế nào.
Hoàng Trung từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp và bình luận)