Phân tích vụ án chúng ta thấy có nhiều người trai trẻ xoay quanh nạn nhân Hồng là nhân viên Bưu điện Cầu Voi. Đầu tiên là Nguyễn Mi Sol, Nguyễn Văn Nghị và 3 anh thợ bạc cũng theo đuổi nhưng chưa được Hồng chấp nhận. Vào đêm xảy ra án mạng xuất hiện thêm người mới là kỹ sư Trung, theo lời khai của Nghị.
Với tiết lộ của hai bút lục số 139 và 141 bị dấu khỏi hồ sơ là lời khai của Thiếu tá Đinh Văn Còi và anh Lê Thanh Trí thì người đó là một thanh niên ngồi bên cạnh nạn nhân Hồng trên ghế salon sau quầy giao dịch, trong khi Vân đứng bán Card điện thoại…
Trong khi các thám tử tình nguyện, các Luật sư và nhà báo cùng nhau soi lại những tình tiết bất thường của vụ án Hồ Duy Hải, thì một sự thật động trời gây chấn động được phát hiện, đó là ÔNG NGUYỄN HÒA BÌNH KHÔNG PHẢI LÀ THẨM PHÁN ?
Đây là phát hiện của nhà báo Vũ Hữu Sự trong bài viết có tựa đề là một lời khẳng định về người Chánh án tối cao, người Chủ tọa và điều khiển phiên tòa Giám đốc thẩm trong 17 vị thẩm phán Tối cao, cuối cùng lại không hề là thẩm phán.
Bài viết của nhà báo Nguyễn Hữu Sự như sau:
“Thẩm phán là một nghề đặc biệt. Đó là những người cầm cán cân công lý, có thẩm quyền xét xử các vụ án và quyết định hình phạt mà hình phạt cao nhất là tước đoạt mạng sống đối với những người vi phạm pháp luật, bị VKSND truy tố và bị kết luận là có tội sau quá trình xét xử. Vì vậy, theo quy định tại khoản 1 điều 67 luật tổ chức TAND, thì thẩm phán phải là những người “trung thành với tổ quốc và hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực”. Có rất nhiều tiêu chuẩn mà một cử nhân luật phải đáp ứng để được trở thành thẩm phán. Nhưng điều quan trọng nhất, theo quy định tại khoản 1 điều 65 luật tổ chức TAND, là “phải được chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử”. Không được chủ tịch nước bổ nhiệm, không thể trở thành thẩm phán và không được phép xét xử các vụ án, bất kể là vụ án thuộc loại nào, ở cấp toà nào.
Theo Wikipedia tiếng Việt, thì ông Nguyễn Hòa Bình sinh ngày 24/5/1958, ông vào ngành công an từ năm 1980 và khởi nghiệp ở văn phòng công an huyện Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng). Từ đó, ông lần lượt làm việc ở công an tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng, ở bộ công an, trưởng thành và thăng tiến dần lên chức thiếu tướng công an. Rồi từ thiếu tướng công an, ông được điều về làm bí thư tỉnh ủy tỉnh Quảng Ngãi. Từ chức bí thư tỉnh ủy tỉnh Quảng Ngãi, ngày 26/7/2011 ông được quốc hội khóa XIII bầu làm viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao. Ngày 13/4/2015, chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký quyết định bổ nhiệm ông vào chức danh kiểm sát viên VKSNDTC.
Ngày 8/4/2016, ông Nguyễn Hòa Bình được quốc hội khóa XIII bầu làm chánh án TANDTC nhiệm kỳ 2011-2016. Ngày 27/7/2016, ông Nguyễn Hòa Bình được quốc hội khóa XIV tiếp tục bầu làm chánh án TANDTC nhiệm kỳ 2016- 2021.
Trước ngày 8/4/2016, ông Nguyễn Hòa Bình chưa từng công tác một ngày nào trong ngành tòa án.
Wikipedia là một kênh thông tin có độ tin cậy rất cao. Mọi thông tin về các chính khách đều được cập nhật đầy đủ, tỷ mỷ, chi tiết. Năm 2016, chủ tịch nước là ông Trần Đại Quang. Sau khi ông Trần Đại Quang mất (21/9/2018 ) thì bà Đặng Thị Ngọc Thịnh làm quyền chủ tịch nước một thời gian ngắn rồi ông Nguyễn Phú Trọng đảm nhiệm vị trí này. Nhưng mục từ Nguyễn Hòa Bình trên Wikipedia không có một dòng nào ghi về việc ông Trần Đại Quang, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh hay ông Nguyễn Phú Trọng ký bổ nhiệm ông Nguyễn Hòa Bình vào chức danh thẩm phán TANDTC.
Theo quy định tại khoản 3 điều 67 luật tổ chức TAND, thì ông Nguyễn Hòa Bình không đủ tiêu chuẩn để trở thành thẩm phán, vì ông không được đào tạo nghiệp vụ xét xử. Phải chăng chính vì “vướng” khoản 3 điều luật trên, mà chủ tịch nước đã không ký quyết định bổ nhiệm chức danh thẩm phán TANDTC cho ông ? Nếu đúng như vậy thì ông Nguyễn Hòa Bình chưa bao giờ là thẩm phán, dù ông là chánh án TANDTC?
Nên nhớ chức danh chánh án và chức danh thẩm phán khác nhau, có nhiệm vụ khác nhau. Chánh án TANDTC và chánh án TAND các cấp là người được quốc hội và HĐND các cấp bầu, làm nhiệm vụ quản lý về mặt nhà nước và điều hành hoạt động của các tòa án. Còn thẩm phán là người được chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử, là những người “xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Không một ai, dù giữu chức vụ gì, ở cương vị nào, được phép can thiệp vào các phiên tòa khi thẩm phán đang xét xử.
Nếu đúng là ông Nguyễn Hòa Bình chưa được chủ tịch nước bổ nhiệm làm thẩm phán, thì dù là một phiên tòa ở cấp huyện, ông cũng không có thẩm quyền xét xử. Và việc ông làm chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 5 vừa qua là việc ngồi xổm lên luật tổ chức TAND. Điều lạ lùng nữa là đến một việc đơn giản như thế, mà16 vị trong HĐTP của TANDTC, toàn là tiến sỹ, thạc sỹ luật, cũng không hiểu ? hay là hiểu mà vẫn cúi đầu trước một chủ tọa không có thẩm quyền, không đủ tư cách xét xử ? một phiên tòa mà chủ tọa là người không phải là thẩm phán, thì có phải là một phiên tòa hợp pháp không ? bản án của nó có phải là một bản án hợp pháp không ? hỏi, tức là đã trả lời./.
Quay trở lại vụ án Bưu điện Cầu Voi, với những mối tình đan chéo xung quanh nữ nhân viên xinh đẹp tên Hồng, thì có ít nhất 6 chàng thanh niên khác nhau đã xuất hiện ở Bưu điện Cầu Voi vì lý do tình cảm đối với nữ nhân viên này, chưa kể Hồ Duy Hải.
Theo một nhân chứng, tối hôm xảy ra vụ án, Sol cũng về Cầu Voi nhưng không vào bưu điện thăm Hồng vì biết có Nghị ở đó.
Nghị khai nhận đúng là đêm đó có đến gặp Hồng nhưng do có gặp nhóm thợ bạc “bạn cũ” nên khi những thanh niên kia ra về thì mình cũng về theo. Chứng minh mình vô can, Nghị đưa ra nhân chứng xác định vào thời gian từ 20h10 tối 13/1, đã cùng bạn uống nước tại một quán cà phê. Chủ quán xác nhận điều này vì tối đó có một sự việc rất đặc biệt, lúc uống cà phê thì giữa Nghị và một thanh niên khác đã xảy ra tranh cãi về việc “nhìn đểu” khiến chủ quán phải đến can ngăn.
Vào đêm xảy ra vụ án, người dân địa phương thấy Nghị đi xe máy đến Bưu điện Cầu Voi gặp Hồng và Vân. Có người thấy Nghị mặc quần jean khoác bên ngoài chiếc áo gió. Tuy nhiên, từ 20h10′ đêm đó, Nghị uống cà phê với bạn tại một quán cà phê khu vực Cầu Voi và được chủ quán cà phê xác nhận thời gian. Theo báo Người lao động ngày 17 tháng 1 năm 2008 , Nguyễn Văn Nghị khai khi vào bưu điện đã thấy “tình địch” (Nghị biết mặt nhưng không rõ tên, đó là Kỹ sư Trung) ngồi bên Hồng từ lâu. Sau khi chạm trán “tình địch“, Nghị bỏ ra ngoài và không quay trở lại Bưu điện Cầu Voi cho đến sáng hôm sau. Sau khi hay tin Hồng và Vân bị giết, Nghị đến nhà nạn nhân Hồng ở khu phố Nhơn Cầu, phường Tân Khánh, thị xã Tân An (Long An) để phụ giúp gia đình lo hậu sự. Tại đây, Nghị đã bị áp giải về cơ quan điều tra để lấy lời khai.
Trần Văn Chiến, sinh năm 1980, là thợ bạc tiệm vàng Kim Long gần khu vực Bưu điện Cầu Voi, ngụ tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.Trần Văn Chiến đang theo đuổi Hồng nhưng chưa được Hồng chấp nhận.Tối hôm xảy ra án mạng, Trần Văn Chiến có mặt tại bưu điện Cầu Voi và có nói chuyện với Hồng.
Ba thanh niên Vĩnh Long là Nguyễn Văn Sơn (1980), Nguyễn Tuấn Anh (1981) và Trần Văn Chiến (1980) cùng là thợ bạc đến làm thuê cho tiệm vàng Kim Long, tạm trú tại xã Nhị Thành. Cả ba đều có mối quan hệ quen biết với cả hai nạn nhân, đều đang theo đuổi Hồng nhưng chưa ai được cô gái chấp nhận. Tối xảy ra vụ án, cả ba đều đến chơi và trò chuyện với Hồng, rồi cùng đi về vào lúc hơn 19h. Để chứng minh ngoại phạm, cả ba cho biết lúc về đến nhà trọ có tổ chức uống rượu với mấy người cùng khu trọ, có bà chủ nhà trọ và một số người cùng tham gia sòng nhậu làm chứng.
Ngày 16-1-2008, theo lời khai ban đầu của 4 nghi can, trong đêm xảy ra vụ án còn có một nghi can thứ 5, cao to, có nước da sáng, tóc xoăn, mặc quần jeans và áo khoác rộng. Người này cũng là bạn trai của nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng.
Nghi can Nguyễn Văn Nghị khi vào đây đã thấy “tình địch” (biết mặt nhưng không rõ tên) đã ngồi bên Hồng từ lâu. Nghị còn khai sau khi chạm trán “tình địch”, anh ta bỏ ra ngoài và không quay trở lại Bưu điện Cầu Voi cho đến sáng hôm sau.
Với những đặc điểm mà Nghị đã miêu tả, nghi can Nguyễn Văn Sol khai đó là Trung, một kỹ sư xây dựng, quê ở tỉnh Bình Dương, đang thi công một công trình ở tỉnh Long An. Sol cũng đã nhiều lần gặp người này và được Hồng giới thiệu là bạn mới”.
Về người thanh niên tên Trung có khả năng là người đã được Thiếu tá Đinh Văn Còi và bạn là Lê Thanh Trí mô tả trong 2 bút lục bị mất số 139 và 141.
“Hơn 12 năm trước, Đinh Văn Còi là thiếu tá phòng Cảnh sát Cơ động – Bảo vệ và Hỗ trợ Tư pháp (PC 22) thuộc Công an tỉnh Long An. Đêm 13/1/2008, Còi và Trí trước khi đến bưu cục Cầu Voi mua card điện thoại đã ăn cháo vịt tại Cầu Ván, một địa điểm cách bưu cục khoảng 2,6km. Theo biên bản lời khai của Còi, cả hai rời khỏi quán cháo vịt vào lúc 19:30. Cả hai đến bưu cục vào khoảng 19:40 bằng xe máy.
Tại bưu cục, cả Trí và Còi đều khai nhìn thấy một thanh niên ngồi bên cạnh nạn nhân Hồng trên ghế salon sau quầy giao dịch. Nạn nhân Vân là người bán card điện thoại cho Còi và Trí.
Mô tả với cơ quan điều tra, Trí cho biết “có nhìn thấy một thanh niên tuổi 30-33, tóc gọn, mặt tròn, mặt áo thun màu vàng sậm ngắn tay”.
Nhân chứng Còi cũng cho biết nhìn thấy “một thanh niên khoảng 28-30 tuổi… người hơi mập, nước da trắng, mặt tròn, tóc hơi dợn, mặc áo thun cổ màu vàng nhạt ngắn tay”.
Vậy là từ lời khai của hai nhân chứng này có thể thấy những điểm tương đồng là thanh niên mặt tròn, tóc ngắn, mặc áo thun ngắn tay có màu vàng. Thanh niên này xuất hiện ở bưu cục Cầu Voi trong khoảng thời gian được cho là hung thủ Hồ Duy Hải có mặt để gây án.
Có thể nói rằng nạn nhân bị giết cũng liên quan đến những chuyện tình tay ba đan chéo nên nhân vật Nguyễn Mi Sol cần được phân tích kỹ hơn, bởi Sol chính là người tình của nạn nhân Hồng và khai rằng đã sống như vợ chồng với Hồ trước khi có sự xuất hiện của Nghị và người thanh niên chưa xác định được gọi là Kỹ Sư Trung.
Lời khai của Nguyễn Mi Sol cho thấy số vàng mà Mi Sol tặng cho bạn gái, nhiều hơn lương của cậu ta làm tích cóp!
Trong khi, mới đây nhất, nhà của SOL được xác minh là rất nghèo. Thời điểm còn ở đó SOL lại đang theo học nghề. Lên Sài gòn từ năm 2007 tức là mới có vài tháng, đâu thể có nhiều tiền?
Cho thấy Sol đã yêu Hồng như thế nào?
Biên bản lấy lời khai của Sol ghi nhận rằng, Sol đã tặng Hồng 4 chiếc nhẫn và một chiếc lắc tay trong đó có một chiếc nhẫn cưới có in hai chữ SOL – HỒNG có gắn hai hột đá trắng trọng lượng 5 phân vàng 18k.
Sol cũng khai gặp Hồng lần cuối là ngày 09/01/2008, chỉ cách ngày xảy ra án mạng 4 ngày.
Hồng và Nguyễn Mi Sol yêu nhau và từng dự định kết hôn nhưng bị hai gia đình ngăn cản. Nguyễn Mi Sol sống như vợ chồng với Hồng, Hồng đeo nhẫn cưới của Nguyễn Mi Sol tặng. Nguyễn Mi Sol thời điểm trước khi vụ án xảy ra đã không còn làm việc ở tiệm vàng Kim Long mà làm việc ở Thành phố Hồ Chí Minh, cuối tuần thường về thăm chủ cũ và Hồng. Mỗi lần về thăm Hồng, Mi Sol đều ngủ lại với Hồng ngay tại Bưu điện Cầu Voi. Tại biên bản ghi lời khai ngày 21/6/2008 (BL 209, 210) Mi Sol khai : “Sau khi lên Tp HCM thì tôi cũng thường xuyên về bưu điện sống chung như vợ chồng với Hồng. Trung bình cứ một tuần lễ thì về một ngày. Thời gian gần nhất trước khi Hồng, Vân bị giết, [tôi] về bưu điện vào ngày thứ Tư 9/1 đến sáng thứ Năm 10/1 tôi mới đi Tp HCM làm tiếp“.
Ngoài ra theo một nhân chứng là Lê Thị Thu Hiếu khai với công an buổi chiều hôm xảy ra vụ án, chị nghe nạn nhân nói tối đó, Mi Sol sẽ về Bưu điện Cầu Voi. Theo một nhân chứng, tối hôm xảy ra vụ án, Sol cũng về Cầu Voi nhưng không vào bưu điện thăm Hồng vì biết có Nghị ở đó
Trước khi đi về, chị Thu Hiếu đã rửa sạch sẽ mọi thứ, thì sợi mì còn ở đó chứng tỏ là họ ăn tối, khi ấy Vân mua thêm trái cây về ăn. Giả thiết rằng khi Vân về thấy đang cãi nhau, nên bọc trái cây vẫn còn chưa kịp ăn, rồi mọi chuyện diễn ra.
Mới đây ngày 20/5 các phong viên lại tìm đến nơi cư trú của Nguyễn Mi Sol để tìm hiểu.
Công an xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long xác nhận, tại ấp Vĩnh Tiến có người tên Nguyễn Mi Sol.
Ngày 20/5, PV tìm đến ấp Vĩnh Tiến, xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long để tìm nhân vật Nguyễn Mi Sol. Đây là một trong hai nhân vật được nhắc đến trong vụ án Bưu điện Cầu Voi xảy ra 12 năm trước.
Liên hệ Công an xã Hựu Thành, nơi đây xác nhận, ấp Vĩnh Tiến có người tên Nguyễn Mi Sol (SN 1984) đang sinh sống.
Công an xã Hựu Thành cho biết, anh Sol có thời gian rời khỏi địa phương, 4 năm trước thì trở về ấp Vĩnh Tiến sinh sống bằng nghề làm thuê.
“Anh Sol sống cùng với cha mẹ và con trai, đã ly hôn. Công việc chính của anh này là đi làm thuê nên cũng rất ít khi ở nhà.
Trước đây, gia đình anh Sol thuộc hộ nghèo, UBND xã Hựu Thành định hỗ trợ xây nhà tình thương. Nhưng được công đoàn của công ty nơi anh Sol đi làm đã hỗ trợ rồi nên chúng tôi mới dừng lại. Tháng 3/2020, ấp Vĩnh Tiến đã được sáp nhập và hiện là ấp Vĩnh Hựu“, ông Nguyễn Minh Khánh, Phó Trưởng Công an xã Hựu Thành cho biết.
Theo hướng dẫn, chúng tôi tìm đến nhà của anh Nguyễn Mi Sol. Khi chúng tôi đến, mẹ anh Sol cho biết anh không có ở nhà.
“Con tôi đi làm thuê cho người ta, vài hôm mới trở về nhà. Tôi không biết chuyện gì của con tôi. Nó cũng không có liên quan tới việc gì hết. Chuyện qua lâu lắm rồi. Còn muốn hỏi gì thì liên hệ Công an Long An đi. Tôi không biết gì cả”, người phụ nữ nói.
Điều đáng chú ý, trong lúc trao đổi, mẹ anh Sol cho biết, anh này vốn họ Thạch chứ không phải họ Nguyễn. Khi PV đặt câu hỏi về vấn đề họ của anh Sol thì người phụ nữ từ chối trả lời.
“Tôi có nghe là nhiều người tìm tới gia đình tôi. Tôi hỏi công an rồi, họ nói là con trai tôi không liên quan. Cần gì thì đi hỏi cơ quan điều tra. Đừng làm phiên gia đình tôi nữa”, mẹ anh Sol nhấn mạnh.
Trước nghi vấn về họ của Mi Sol, PV Báo Giao thông một lần nữa liên hệ Công an xã Hựu Thành, nơi đây vẫn khẳng định anh Mi Sol họ Nguyễn.
“Chúng tôi đã kiểm tra, Mi Sol họ Nguyễn, dân tộc kinh, trong gia đình cũng không ai họ Thạch cả”, Trung tá Hồ Tấn Vân, Trưởng Công an xã Hựu Thành nói.
Theo tìm hiểu của PV Báo Giao thông, gia đình anh Sol có hoàn cảnh khó khăn, chủ yếu sinh sống bằng nghề đi vác rơm và cắt cam. Anh Sol còn một người em trai hiện đang đi làm xa nhà. Khoảng 12 năm trước, anh Sol đến Long An, làm thuê cho một tiệm vàng, một thời gian sau thì lên TP.HCM vào làm cho một công ty.
“Hồi đó, tôi có nghe nói Sol có quen với một người làm trong bưu điện ở Long An. Rồi có thông tin là người này bị sát hại. Tuy nhiên, không lâu sau đó lại có thông tin bắt được thủ phạm rồi nên mọi người cũng không để ý đến nữa. Nhưng ở đây, chủ yếu là dân lao động, không có nhiều thông tin nên cũng rất ít người biết về việc này”, một người dân trong ấp cho biết.
Thu Thủy từ TpHCM – Thoibao.de (tổng hợp)