Chủ tịch Chung giáng chức – Thủ tướng Phúc hả hê

Link Video: https://youtu.be/rhSp6AoNTyg

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ngày 11/8 ký quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.

Diễn biến xảy ra sau các đồn đoán nói rằng ông Chung sẽ bị Đảng Cộng sản kỷ luật.

Quyết định ngày 11/8 của Thủ tướng nói việc tạm đình chỉ là để “xác minh, điều tra làm rõ trách nhiệm có liên quan trong một số vụ án theo quy định của pháp luật“.

Thời hạn tạm đình chỉ công tác là 90 ngày kể từ ngày ra quyết định trên.

Ông Nguyễn Đức Chung là Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội từ năm 2015.

Báo Thanh Niên đưa tin Bộ Chính trị đã có quyết định đình chỉ sinh hoạt Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và đình chỉ chức vụ Phó bí thư Thành ủy Hà Nội đối với ông Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội

Trước đó, ông Chung là Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an TP Hà Nội.

Trong quá trình công tác, ông từng được khen thưởng: Huân chương Chiến công hạng Nhất (2009, 2012); Huân chương Chiến công hạng Ba (1998, 2001, 2009); Anh hùng Lực lượng vũ trang (10-2004)…

Ba vụ án liên quan?

Báo Tuổi Trẻ nói họ đã nói chuyện với Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, người Phát ngôn Bộ Công an ngày 11/8 và ông này cho biết, theo điều tra ban đầu, ông Nguyễn Đức Chung có liên quan đến ba vụ án.

Thứ nhất, vụ án “Buôn lậu“, “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng“, “Rửa tiền“, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường (Công ty Nhật Cường), Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội và một số đơn vị liên quan.

Thứ hai là vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại TP Hà Nội.

Ảnh: Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, 53 tuổi, từng giữ chức vụ Giám đốc Công an thành phố Hà nội trước khi làm chủ tịch UBND tp Hà nội

Thứ ba là vụ án “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” mà Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã khởi tố vụ án.

Trước đó đã có quyết định khởi tố bị can, bắt giam hai cán bộ gần cận Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung và một nhân viên của Bộ Công an.

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ngày 22/07 phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với ba bị can.

Hai bị can gần cận với Chủ tịch UBND TP Hà Nội là Nguyễn Anh Ngọc, cán bộ Phòng Thư ký biên tập, Tổ giúp việc, và Nguyễn Hoàng Trung, lái xe của ông Nguyễn Đức Chung.

Bị can thứ ba là Phạm Quang Dũng, cán bộ công an thuộc Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng và buôn lậu Bộ Công an (C03).

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với 03 cá nhân có hành vi chiếm đoạt tài liệu mật trong vụ án “Công ty Nhật Cường” do Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thụ lý điều tra,” bản tin trên trang của Bộ Công an đưa.

Một thứ trưởng Bộ Công an vào cuối tháng Sáu cho biết đây là đại án tham nhũng ”rất nghiêm trọng” được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi và chỉ đạo.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là Trưởng ban này.

Bộ Công an khởi tố vụ án Nhật Cường hồi tháng 5/2019, và C03 là nơi thụ lý điều tra vụ án.

Tổng cộng có 26 bị can cho tới lúc này và bị can chính là Bùi Quang Huy, Tổng giám đốc Nhật Cường.

Bị can Huy, hiện đang bị truy nã quốc tế, đã bị khởi tố 4 tội danh trong đó có tội buôn lậu và rửa tiền.

Bùi Quốc Việt – anh trai của Bùi Quang Huy, mới đây cũng bị bắt để điều tra về tội buôn lậu.

Ảnh: Ngày 16/7, Bộ Công an đã khởi tố vụ án Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước, bắt giam 3 cán bộ thân cận của chủ tịch Nguyễn Đức Chung bao gồm: Nguyễn Anh Ngọc (thư ký, bên trái), Nguyễn Hoàng Trung (lái xe, ở giữa) và Phạm Quang Dũng 37 tuổi, cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu (C03, Bộ Công an

Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm từng nói “bằng mọi biện pháp, cách gì có thể làm được thì đều làm để bắt được ông Bùi Quang Huy.”

Trong số các bị can có cả cựu Chánh văn phòng Thành ủy Hà Nội, nguyên Giám đốc Sở KH-ĐT TP. Hà Nội và Chánh văn phòng Sở KH-ĐT.

Vụ án Công ty Nhật Cường được báo chí đăng tải nhiều trong những tháng qua sau các hoạt động kinh doanh, trúng thầu… liên quan tới một số dự án thuộc Thành phố Hà Nội bị cho là có sai phạm.

Trao đổi với VOA, ông Nguyễn Quang A, một nhà quan sát chính trị và bất đồng chính kiến ở Hà Nội, nhận định rằng việc ông Chung bị ‘cho lên thớt’ trong thời điểm sắp diễn ra Đại hội Đảng ‘nhiều khả năng đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp chính trị của ông’.

Ông A nói dư luận Hà Nội nhiều tháng nay ‘bàn tán rất nhiều về ông này ở, ông này đi, về tranh đua, thù hằn lẫn nhau’.

Chuyện đấu đá là chuyện hiển nhiên của Đảng Cộng sản Việt Nam từ xưa nay rồi,” ông A lập luận. “Nhất là trong thời kỳ sắp sửa đại hội thì các phe phái lại tăng cường đấu đá để tranh giành các vị trí quyền lực.”

Ông Chung vốn là tướng công an sang làm chủ tịch Hà Nội, nên chưa biết chừng việc đấu đá xuất phát từ nội bộ công an với nhau, phe này đánh phe kia chẳng hạn,” ông nói thêm.

Theo lời ông A, khi tài xế riêng và thư ký của ông Chung bị bắt để điều tra trước đó thì ‘mọi người cũng có thể đoán được kết cục của ông Chung’ nên bản thân ông ‘không cảm thấy bất ngờ’.

Đánh giá về thành tích của ông Chung sau 5 năm nắm quyền, ông A cho rằng ông Chung là người ‘năng nổ, quyết liệt’.

Ảnh: Bùi Quang Huy Tổng giám đốc Nhật Cường đang bị truy nã quốc tế, và anh trai Bùi Quốc Việt mới bị bắt gần đây về tội buôn lậu

Ông ấy khá là năng nổ. Ông ấy làm việc khá quyết liệt nhất là trong việc chống dịch Covid-19 vừa rồi và một số việc làm khác như trồng cây các thứ,” ông A nói.

Những biện pháp cứng rắn của chính quyền Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng dù không phù hợp nếu xét về tiêu chuẩn nhân quyền nhưng hiệu quả chống dịch nói chung được đánh giá là tốt,” ông A nói.

Giới hoạt động chỉ trích ông Chung về cách xử lý vụ tranh chấp đất đai tại làng Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, cách nay ba năm. Khi đó, ông Lê Đình Kình, lãnh đạo phong trào đòi đất, đã bị đánh gãy chân; dân làng Đồng Tâm bắt giữ 38 quan chức của huyện Mỹ Đức và cảnh sát cơ động. Để giải quyết bế tắc, ông Chung hứa với dân Đồng Tâm là chính quyền ‘sẽ không truy tố vụ việc,’ nhưng đã ‘nuốt lời.’

Ông ấy đang giải quyết tương đối êm thấm vụ ấy nhưng lại nuốt lời. Không biết đó là do ông ấy hay cấp trên ép ông ấy làm như vậy,” ông A nói.

Về khả năng ông Chung có trong sạch hay không, ông A nói: “Không có chuyện trong sạch đâu. Không có một ông nào trong sạch cả. Ông Chung cùng trong một đống ấy mà thôi.”

Cái guồng máy ấy tạo ra những con người bẩn thì ông Chung cũng không thể thoát khỏi việc tham nhũng bẩn thỉu được,” ông A bình luận với ý nhắc đến hệ thống của chính quyền cộng sản Việt Nam.

Nhận xét chung về ông Chung, nhà quan sát này cho rằng ‘dù có làm được một số việc nhưng không đủ bù đắp được thất bại ở Đồng Tâm’.

Ảnh: Hình ảnh quen thuộc của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung trong các cuộc họp chỉ đạo công tác chống dịch Cúm Vũ Hán tại Hà nội. Hôm 29-6, Hội đồng Thi đua – khen thưởng TP Hà Nội đề xuất xét tặng Huân chương Lao động hạng nhất với Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung, tuy nhiên sau đó lại nói sẽ lấy ý kiến nhân dân 7 ngày và nay đã đình hoãn lại

Nhà quan sát chính trị, Nhà báo Quang Hữu Minh nhận định, vấn đề ở chỗ ông Nguyễn Đức Chung không đủ chiều sâu chính trị cần thiết để ngồi cái ghế Chủ tịch Hà Nội.

Ông Minh giải thích thêm:

Thật ra thì anh Chung là một người lính chiến. Thành ra ở những vị trí mà cần tính chiến đấu xông xáo thì anh Chung là hợp lý, và ảnh cũng chỉ nên làm ở vị trí đó thôi. Còn khi ảnh về làm công tác quản lý một cái thủ đô như Hà Nội thì ảnh không làm đảng yên tâm. Cán bộ cấp dưới thì nhiều người họ phản ứng.

Cái cách anh Chung để cho vợ làm siêu thị Minh Hoa, để cho con trai làm trực tiếp vụ mua hóa chất xử lý nước Hồ Tây… Đó là những cái mà ở tầm chủ tịch thủ đô thì không nên. Điều đó làm mất lòng cấp dưới. Còn cấp trên thì từ lâu đã có tin đồn ảnh để cho Nhật Cường quản lý dữ liệu dân cư Hà Nội. Nhiều người cho rằng Nhật Cường lại có vốn Trung Quốc. Nếu dữ liệu dân cư Hà Nội là một bí mật quốc gia mà có vốn Trung Quốc thì không ổn.”

Khi nào sẽ bắt ông Chung?

Ngay sau khi thư ký và lái xe của ông Nguyễn Đức Chung bị bắt, dư luận cho rằng trước sau gì cũng đến ông Chung. Theo Nhà báo Ngô Nhật Đăng, hai người có liên quan đến Chủ tịch Hà Nội bị bắt với cáo buộc ‘Làm lộ bí mật nhà nước’ thì ông Chung cũng không thể thoát. Ông nhận định:

Chúng ta đều thấy chắc sắp tới kịch bản sẽ không mấy gì tốt đẹp cho ông Nguyễn Đức Chung. Ta thấy họ chỉ xử lý trong nội bộ tất cả những chuyện khi động chạm đến sự đoàn kết của đảng. Một khi được công bố ra công luận như báo chí đã đăng coi như số phận, sinh mạng chính trị của người ấy coi như chấm dứt.”

Trung tá Quân Đội Đinh Đức Long nhận định khả năng ông Chung sẽ bị bắt trước đại hội 13. Ông phân tích:

Tại sao họ bắt lúc này? Lúc này đại hội đảng đến cấp thành phố rồi và ông Chung là ủy viên trung ương đảng, chủ tịch Hà Nội và phó bí thư thành ủy Hà Nội, nghĩa là trong ban thường vụ. Đình chỉ sinh hoạt đảng nghĩa là gần như chắc chắn ổng bị loại khỏi thành ủy Hà Nội. Quy trình của họ là phải làm như thế.

Ảnh: một cửa hàng trong chuỗi Siêu thị Minh Hoa do bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa vợ ông Nguyễn Đức Chung nắm cổ phần qua tập đoàn Minh Hoa, ban đầu bà Hoa nắm 90% tổng vốn góp, cuối năm 2018 vốn của bà Hoa đột ngột giảm xuống còn 45%. Đến ngày 20/12/2019, công ty Minh Hoa giảm mạnh vốn điều lệ xuống chỉ còn 5 tỷ đồng từ 50 tỷ đồng trước đó, chưa hiểu vì lý do gì

Nhiều khả năng là ông Chung sẽ bị bắt. Trời cao thì có trời cao hơn. Họ làm thế thì tôi nghĩ họ đã có bằng chứng rồi chứ không đơn giản đâu.”

Nhà báo Minh Hữu Quang cho rằng chuyện ông Chung ‘chết’ chỉ là vấn đề thời gian. Đa số các quan chức đều có sân sau là doanh nghiệp nhưng họ không làm trực tiếp, như ông Chung và ‘khi ăn thì cũng chừa phần cho người khác’:

Nhiều người nói anh Chung sẽ về Ban nội chính, nhưng theo tui thì có khả năng anh Chung sẽ bị xử lý hình sự. Sẽ trải qua các bước tố tụng như khởi tố bị can và bắt tạm giam.”

Nhà báo Hoàng Linh chia sẻ cảm nghĩ về vụ việc này qua bài viết trên Facebook cá nhân với tựa đề “Thân nhiệt Chung con”:

Theo suy đoán của tôi, với những động thái từ những cơ quan thẩm quyền về mặt Đảng và chính quyền, những ngày tự do của ông Nguyễn Đức Chung sẽ sớm kết thúc.

Chiều hôm nay mây đen vần vũ trời Hà Nội và tâm trạng ông Nguyễn Đức Chung chắc cũng vậy.

Cho dù từng là trinh sát, giám đốc công an mang quân hàm tướng nhưng khi đã trở thành đối tượng của đại án thì hoàn toàn khác.

Các điều tra viên cao cấp và kiểm sát viên dày dạn kinh nghiệm sẽ “nghiền nát” ý chí phản kháng nhanh và luôn.

Nhà báo Nguyễn Như Phong vừa có chia sẻ rất liên quan: Napoleon Bonaparte đã nói?

Khi Napoleon đi đánh nước Ý thắng trận trở về, nhân dân Paris đổ ra đường đón viên tướng trẻ mới hơn 20 tuổi với tất cả sự cuồng nhiệt.

Một viên sĩ quan cận vệ nói : “Xem dân chúng ra đón Ngài, mới thấy chiến công của Ngài vĩ đại đến mức nào?”

Napoleon bĩu môi : “Nếu ngày mai, ta phải lên đoạn đầu đài, thì dân chúng cũng đi xem đông như thế?”

( hết trích dẫn)

Chén đắng của ông Nguyễn Đức Chung xem ra rất khó nuốt!

Thôi thì thôi chỉ là phù vân, thôi thì thôi nhé có ngần ấy thôi” (Đưa em tìm động hoa vàng- Phạm Duy, Phạm Thiên Thư)

Ảnh: Sáng 22/4/2017, ông Nguyễn Đức Chung về thôn Hoành và có cuộc đối thoại trực tiếp dài 2 giờ với người dân Đồng Tâm, nhằm giải cứu 19 cán bộ chiến sỹ với 3 lời hứa:
1. Sẽ làm rõ đất đồng Sênh có phải đất quốc phòng hay không?
2. Không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm.
3. Sẽ làm rõ trách nhiệm những người liên quan vụ bắt giữ cụ Lê Đình Kình.
Tuy nhiên đến ngày 9-1-2020, vụ việc bi thảm của Bộ Công an điều 3000 quân đến bắt giam 30 người dân Đồng Tâm và hành quyết người đảng viên già 84 tuổi Lê Đình Kình ngay trên giường ngủ, có lẽ không phải do ông Nguyễn Đức Chung chủ trương và chỉ đạo

Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)

>>> Hà Nội nếu không có Nguyễn Đức Chung (Tin nội chính)

>>> Thật hay giả – dữ liệu viêm phổi Vũ Hán đợt 2 tại Việt Nam

>>> Tập Cận Bình ‘sốc’ khi hay tin ông Lê Khả Phiêu qua đời

VN: Chính phủ “rối bời”, Doanh nghiệp “kiệt quệ” vì làn sóng “Vũ Hán” lần hai