Đồng Tâm – tội ác của Nguyễn Phú Trọng và Đảng Cộng Sản Việt Nam

Link Video: https://youtu.be/RuFv-Ae6q-I

Trải qua 4 ngày xét xử ở phiên tòa Đồng tâm, dư luận đặc biệt quan tâm đến người anh hùng máu lạnh đã cầm khẩu súng có nòng to bằng cổ tay lạnh lùng nã đạn trúng tim người Đảng viên Lê Đình Kình.

Tay súng này tiếp tục hạ sát ông Bùi Viết Hiểu rồi kéo xác cả hai người ra, cứ ngỡ là ông Hiểu đã chết, nào ngờ ông Hiểu vẫn còn sống trở thành nhân chứng duy nhất cho cái chết của ông Lê Đình Kình.

Dư luận còn quan tâm đến người trực tiếp chỉ huy cũng như khởi xướng chiến dịch giết người này nhưng cho đến nay Bộ Công an dấu kín những nhân vật này như một kế hoạch ám sát tối mật. Hoặc giả là họ quá hiểu rằng những kẻ này khó mà sống sót trước tòa án nhân dân nên cố tình không tiết lộ.

Nhà bình luận nổi tiếng Blogger Bùi Thanh Hiếu đưa ra nhận định rằng Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, khó có thể biện hộ rằng đã đứng ngoài những chỉ đạo tội ác này. Nhất là khi chỉ một này sau cuộc tấn công man rợ vào làng Đồng tâm và hành quyết người đồng chí hết mực tin tưởng vào ông, hôm 10-1-2020, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã vội vã ký Quyết định truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất cho 3 cảnh sát cơ động được công bố là chết cháy trong vụ tấn công vào Đồng tâm, mặc dù cho đến nay nghi vấn về những cái chết này vẫn chưa hề được làm sáng tỏ sau khi phiên xử đã kết thúc, chỉ còn chờ tuyên án. Bài viết của Blogger Bùi Thanh Hiếu mang tựa đề Đồng Tâm, tội ác của Nguyễn Phú Trọng, được đăng trên Facebook cá nhân của ông với 207 ngàn người theo dõi.

Nếu như Trần Đại Quang còn sống và giữ chức chủ tịch nước, có lẽ vụ  thảm án Đồng Tâm chưa chắc đã xảy ra. Bởi huy động từng ấy quân lính và  vũ khí trong thời điểm đất nước không có chiến tranh, chắc chắn phải có  sự đồng ý của tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang.

Năm 2012 tôi là  người trực tiếp chứng kiến việc cưỡng chế đất ở Văn Giang, cũng hàng  ngàn cảnh sát tập kết trong đêm.

Nhưng đến sáng họ mới triển khai bảo vệ  khu đất cần cưỡng chế, người dân Văn Giang ném bom xăng, gạch đá vào  lực lượng cảnh sát cơ động. Bên cảnh sát cơ động dùng khiên đỡ và lựu  đạn khói ném lại.

Ảnh 1: ông Bùi Viết Hiểu khai trước tòa rằng ông Lê Đình Kình bị bắn trực diện ở cự ly 1m chứ không phải bị bắn từ phía sau lưng với cự ly 2,5m như cáo buộc của Cáo trạng và Kết luận điều tra.

Có hai nhà báo của VOV có mặt giữa xung đột để quay  phim, họ bị cảnh sát địa phương (không phải cảnh sát cơ động) đánh đập  ngay tại hiện trường.

Bữa đó cảnh sát cơ động chỉ đứng chặn đường  ra khu đất từ ngoài làng, họ không tiến quân vào trong làng, dù họ có  bị tấn công bằng gạch đá và bom xăng. Chắc chắn họ thực hiện đúng mệnh  lệnh được phổ biến là ngăn người dân không cho họ ra khu đất cưỡng chế,  cho nên dù bị tấn công, họ chỉ dừng lại ở ranh giới nhiệm vụ họ được  giao.

Vụ Đồng Tâm như công an nói là lập chốt ngăn chặn người dân,  bị tấn công nên họ truy đuổi đến tận nhà ông Kình và đột nhập vào dẫn  đến chết 3 chiến sĩ.

Thử hỏi trong đêm tối, làm sao họ xác định  được ai là người đã ném đá vào chốt chặn. Không có nói đến quá trình  truy đuổi kẻ ném đá từ chốt chặn cách làng 3 km cả. Một quãng đường rất  dài để truy đuổi bằng chân, hàng ngàn cảnh sát giăng vậy không đuổi được  mấy ông già sao. Và khi truy đuổi ai thấy những người ném đá chạy vào  nhà ông Kình mà phải đột nhập vào bắt.

Cứ đặt câu hỏi

1- có chuyện người dân Đồng Tâm nửa đêm ra khỏi làng, để ném đá vào chốt chặn cách làng 3 km không?

2- Có miêu tả quá trình truy đuổi quãng đường đó hay không?

3- Có bằng chứng những kẻ ném đá đó chạy vào nhà ông Kình hay không?

4- Ai là người ra lệnh truy đuổi.

5- Ai là người ra lệnh tấn công vào nhà ông Kình.

Đất  nước này có hàng triệu lính vũ trang, có hàng chục triệu người đã tham  gia lực lượng vũ trang chuyên nghiệp hay nghĩa vụ.

Ảnh 2: vụ cưỡng chế đất ở Văn Giang Hưng Yên hồi năm 2012 với những hình ảnh đánh đập dân tàn nhẫn giữa ban ngày, nhưng là quá nhỏ bé so với sự man rợ khát máu ở Đồng tâm

Ai cũng hiểu một điều  là khi tham gia tác chiến đều có phương án nêu rõ nhiệm vụ mà mình tham  gia.

Anh có nhiệm vụ lập chốt ngăn dân thì thế nào đi nữa anh phải ở  cái chốt đấy đến khi có mệnh lệnh khác. Không thể đơn vị anh lập chốt,  rồi có gì kích động, cả đơn vị rùng rùng chạy đuổi truy kích chỉ vì dân  ném đá vào chốt của đơn vị anh. Rồi lại có chuyện bao vây, đột kích, tấn  công nhà dân trong đêm nữa.

Một đám đông cuồng tín chế độ gào rằng những kẻ khủng bố như ông Kình phải bị tấn công như thế?

Xin  hỏi trước đó đã có bằng chứng của công an, kết luận điều tra nào của  công an gửi VKS là nhóm ông Kình là khủng bố chưa? Nếu có thì phương án  bắt giữ có được lập ra không?

Hay là tấn công vào bị thương vong thì lấy đó ra làm bằng chứng nhóm ông Kình là khủng bố?

Những  người dân Đồng Tâm kể lại, họ chỉ biết bất ngờ thấy quân cơ động súng,  khiên đổ bộ vào làng, vây hết các đường đến nhà ông Kình, ai muốn đến  đều bị chặn lại, cố đi thì bị đánh đập kể cả phụ nữ.

Cứ như những  gì thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu  trước đó vào năm 2017, thì vụ Đồng Tâm không có gì phải đến mức độ điều  quân hành xử như ngày 9 tháng 1 năm 2020.

Trích.

Chiều ngày 26 tháng 4, tại TPHCM, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong dịp tiếp xúc cử tri quận 1, quận 3 và quận 4,  cho biết: “Chúng tôi đang chỉ đạo thành phố Hà Nội rút kinh nghiệm toàn  diện vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm. Nhưng liên quan đến vụ việc này tôi cho  rằng chúng ta phải nắm chắc tình hình, phải tìm hiểu rõ nguyên nhân vì  sao có tình trạng đó.

Ảnh 3: Cuộc đột kích giữa đêm khuya vào thôn Hoành làng Đồng Tâm hôm 9-1-2020 của 3.000 lính đặc nhiệm Bộ Công an được trang bị chó nghiệp vụ và đầy đủ công cụ bảo hộ

Từ đó có những biện pháp giải quyết có tình, có  lý. Muốn vậy chúng ta phải lắng nghe ý kiến của nhân dân và chúng ta  phải giải thích cho dân hiểu được những chủ trương, chính sách của Nhà  nước để tạo được sự đồng thuận”  

Tiếp xúc cử tri quận Đồ Sơn (Hải Phòng) ngày 13 tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận xét: “… Chính quyền khi thực thi nhiệm vụ phải làm đúng chính  sách, pháp luật; làm việc có lý có tình, trên tinh thần thuyết phục dân,  để dân hiểu chủ trương của Đảng, Nhà nước. Kinh nghiệm từ các vụ việc  trong quá khứ như Quán Nam, Đồ Sơn tại Hải Phòng, và vụ việc vừa qua ở  Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) là do chính quyền không sát dân, giải  quyết sai quy định pháp luật.”  

Căn  cứ vào những phát biểu trên có thể cho thấy mặc dù xảy ra vụ bắt giữ  các CSCĐ, nhưng bộ chính trị  DCSVN chưa có ý định cứng rắn trấn áp  người dân Đồng Tâm. Nhưng từ khi Trần Đại Quang chết đi, quyền lực tập  trung hết về Nguyễn Phú Trọng, vụ thảm án Đồng Tâm đã xảy ra một cách  đầy tính chuyên chế, độc tài.

Trách nhiệm vụ Đồng Tâm, hay những  người quyết định thảm án ở Đồng Tâm ở vị trí chủ chốt chắc chắn phải có  hai cái tên là Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm.

Thủ tướng Xuân Phúc là  kẻ cơ hội, mị dân, nịnh đảng. Gió chiều nào theo chiều ấy. Ông ta khó có  thể trong nhóm cao cấp ra quyết định cứng rắn vào ngày 9 tháng 1 năm  2020, nhưng ông ta cũng sẽ không phải là người phản đối, thậm chí còn  hùa theo.

Không thể nào nói Nguyễn Phú Trọng không biết, không  liên can.

Vụ Đồng Tâm gây bão dư luận, từ chủ tịch nước, thủ tướng,  trưởng ban tuyên giáo đều bày tỏ ý kiến. Riêng ông Trọng thì không, một  cái xe sang gắn biển công tận ở Hậu Giang ông đọc báo còn biết, lẽ nào  vụ Đồng Tâm ông Trọng không biết gì?

Ảnh 4: Quyết định truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất do Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký ngày 10-1-2020 cho 3 cảnh sát cơ động được công bố là chết cháy trong vụ tấn công vào Đồng tâm

Ông ta biết hết, thậm chí ông  ta là người duyệt phương án tấn công Đồng Tâm trên cương vị tổng bí  thư, chủ tịch quân uỷ trung ương, trên cương vị chủ tịch nước, tổng tư  lệnh các lực lượng vũ trang.” Blogger Bùi Thanh Hiếu quả quyết đưa ra nhận định.

Trong một góc nhìn khác nhà văn Tạ Duy Anh cũng đưa ra lời khuyên cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hai người mà ông Tạ Duy Anh cho rằng phải chịu trách nhiệm chính về những hậu quả của vụ án đẫm máu Đồng tâm. Bài viết của nhà văn Tạ Duy Anh mang tựa đề “ĐẤT, MÁU VÀ SẮT

Toàn bộ mảnh đất Đồng Sênh thuộc diện “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, với biểu giá đền bù hiện tại chưa chắc đã đủ để ông nghị Phạm Phú Quốc, người “đại diện cho lợi ích và phẩm giá dân tộc”, mua chui một cái quốc tịch châu Âu.

Nó chỉ bằng số tiền lẻ mà nhiều quan chức đang có sau khi hết lòng yêu đảng, trọn đời phục vụ nhân dân! Còn so với số tài sản đất nước này ném xuống biển vì những chính sách sai lầm và vì tệ tham nhũng, thì chỉ là hạt cát trên lưng một con voi. Nhưng nó lại trở thành mảnh đất đẫm máu người Việt nhất kể từ sau năm 1975.

Muốn nói gì thì cứ nói, muốn dùng bao nhiêu công cụ tuyên truyền thì cứ dùng, nhưng sự thật là không gì có thể biện hộ được cho nỗi xấu hổ này.

Đau đớn nhất ở chỗ, cuộc tranh chấp hoàn toàn có thể giải quyết bằng những nụ cười của tình đồng bào. Nhưng phải mất đến 4 mạng người (đang có nguy cơ thành 6) cùng hàng chục người khác thân tàn ma dại, cộng thêm vài chục triệu niềm tin bị chôn sống, chỉ để giành giật nhau cái mảnh đất ấy.

Lời bài hát “Lửa đã cháy và máu đã đổ” nhằm khích lệ người dân chiến đấu chống lại giặc Tầu xâm lược năm xưa, ai ngờ lại hiển hiện không thể sinh động hơn ở chính cái nơi có thể coi là biểu tượng của tinh thần ái quốc. (Người Pháp hoàn toàn bất lực khi muốn bình định vùng đất ấy).

Ảnh 5: Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Hôm nay tôi không muốn nhắc lại màn diễn vụng về từ đầu đến cuối của vở kịch “xét xử vụ án giết người ở Đồng Tâm”, bởi nhân dân này, nhờ ơn ông “Mác” người Mỹ, không còn ngu dại nữa.

Tôi chỉ muốn nhắn trực tiếp đến ngài Nguyễn Phú Trọng, ngài Nguyễn Xuân Phúc, hai trong số những quan chức mà tôi còn giữ được lòng kính mến, rằng, một chính quyền đặt dân lên đầu sẽ không hành xử như những gì đã xảy ra mà các ngài phải chịu trách nhiệm chính.

Tôi thừa biết rằng chính quyền của các ngài muốn thông qua vụ án Đồng Tâm, với việc huy động hàng ngàn người để sau đó triệt hạ gần như toàn bộ gia đình ông Lê Đình Kình, gửi thông điệp “máu và sắt” tới toàn thể người dân Việt Nam là đừng ai định đùa với…nền chuyên chính vô sản! Nhưng có vẻ các vị đang gửi đi một thông điệp sai lầm và nguy hiểm! Cho chính quý vị, và tất nhiên, cho tương lai của đất nước này. Các ngài chớ quên rằng, dù vĩ đại ngang với trời đất thật đi nữa, thì đảng của các ngài cũng CHUI RA TỪ HÁNG NHÂN DÂN.

Tôi chưa vội nói về lòng khoan dung, là thứ một chính quyền tử tế phải có khi cai trị người dân, bởi mọi sai trái của họ đều có phần trách nhiệm của chính quyền. Tôi chỉ muốn nói, trước khi khép tội chết những người con của ông Lê Đình Kình, hãy nghiêm khắc tự hỏi: Ai đã khiến họ thành ra như vậy? Ai đã đẩy những người nông dân yêu đất đai ấy đến chỗ phải phạm tội? Nếu cật vấn xong rồi mà lương tâm các ngài vẫn thấy thanh thản, thì cứ việc đưa ra quyết định. Nhưng tôi tuyệt đối tin rằng, lịch sử sẽ bàn tiếp câu chuyện đau thương mang tên Đồng Tâm theo cách của nó, hoàn toàn không đếm xỉa gì đến những lời cáo trạng mà quý vị dùng để khép tội 29 nông dân dám chống lại quý vị. Tôi không muốn đưa ra ví dụ, vì nó quá nhiều. Nhưng ngay từ lúc này, đã có thể biết ai là người sẽ mãi mãi được hậu thế ghi nhớ, ai sẽ bị nguyền rủa như loài ác quỷ. Tất cả đều nằm ngoài ý muốn của họ.

Còn ba ngày nữa để lương tâm các ngài lên tiếng. Tôi thành thật mong hai ngài có một bữa tối đầu tuần ngon miệng và sau đó là một giấc ngủ sâu!

Ảnh 6: tấm băng rôn ở xã Đồng Tâm khẳng định sự tin tưởng tuyệt đối của nhân dân Đồng Tâm cũng như ông Lê Đình Kình vào Đảng Cộng sản và ông Nguyễn Phú Trọng

Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)

>>> Đồng Tâm: “Hết thuốc chữa” – Đảng sai Tuyên giáo lừa bịp Nhân dân

>>> Đồng Tâm: Theo ý Đảng – Tòa dứt khoát “Trảm” Dân

>>> 3 Công an chết vì tự bắn vào nhau trong cuộc tấn công Đồng Tâm (Tin nội chính)

 Giây phút cuối cụ Kình vẫn tin Đảng – “Tòa xử xong” Phú Trọng liền hả hê

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT