Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS), think tank độc lập đầu tiên của Việt Nam do các học giả có uy tín thành lập, đã quyết định tự giải thể hồi năm 2009 sau 2 năm hoạt động – như một phản ứng đối với một quyết định của chính phủ Việt Nam, nhằm hạn chế nghiêm ngặt các hoạt động nghiên cứu khoa học độc lập của Viện IDS, một viện nghiên cứu tư nhân duy nhất thời bấy giờ.
Việc cố ý bóp chết hoạt động của Viện theo kiểu dẫm đạp lên Pháp luật xuất phát từ những trao đổi quan điểm trong nội bộ Bộ chính trị mà bây giờ mới được kể ra, theo lời kể của Giáo sư Tiến Sỹ Nguyễn Đình Cống, một cựu Đảng viên đã tuyên bố từ bỏ Đảng CSVN từ năm 2016.
Bài viết của GS Nguyễn Đình Cống mang tựa đề CÁI CHẾT CỦA MỘT VIỆN NGHIÊN CỨU, nội dung như sau:
“Nhân dịp tiễn GS Hoàng Tụy về Trời, xin kể chút ít về Viện Nghiên cứu Phát triển, viết tắt là IDS (Institutes of Development Studies), mà ông là Chủ tịch Hội đồng Viện. Đó là một Viện nghiên cứu tư nhân, không nhận lương và bất kỳ một trợ cấp nào của Nhà nước và không chịu sự lãnh đạo của ai cả.
Viện có 16 thành viên. GS Hoàng Tụy được bầu làm Chủ tịch Hội đồng viện. TS Nguyễn Quang A làm Viện trưởng. Các thành viên còn lại gồm: Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, Phan Đình Diệu, Chu Hảo, Tương Lai, Phạm Duy Hiển, Vũ Quốc Huy, Phan Huy Lê, Nguyên Ngọc, Trần Đức Nguyên, Trần Việt Phương, Nguyễn Trung, Vũ Kim Hạnh, Huỳnh Sơn Phước. Viện được thành lập vào tháng 9 năm 2007, theo Giấy phép hoạt động của Sở Khoa học Hà Nội. Mục đích chính của Viện là Nghiên cứu phương pháp luận xây dựng chiến lược kinh tế xã hội.Theo TS Nguyễn Quang A, một trong những mục đích được đặt ra ngay từ khi thành lập Viện, đó là “đào xới vấn đề lên, khuấy động được thành một phong trào, để người dân, đặc biệt các trí thức trẻ có thể hiểu và cùng tham gia là một việc rất quan trọng. Nếu những người có trách nhiệm hoạch định chính sách lắng nghe hay tham khảo những kết quả thì rất tốt, còn nếu không, chúng tôi cũng không vì thế mà buồn. Chúng tôi mong tham gia phản biện, cảnh báo. Chúng tôi không đặt mục tiêu họ nghe mình bao nhiêu“.
Trong 2 năm tiếp theo, Viện đã có nhiều hoạt động khoa học khá nổi tiếng, nghiên cứu nhiều lĩnh vực kinh tế và xã hội VN, đặc biệt là vấn đề giáo dục Viện đã có những kiến nghị rất khoa học.
Viện được sự đồng tình, cổ vũ của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhưng gặp sự phản đối kịch liệt của TBT Nông Đức Mạnh và nhiều người trong Bộ Chính trị ĐCSVN.
GS Tương Lai cho biết: Mạnh gọi điện cho Hà Nội hoạnh hoẹ: “Ai cho phép thành lập viện nghiên cứu tư nhân này?” Khi được trả lời là chẳng ai cho phép cả mà do Luật Khoa học và Công nghệ đã ban hành về quyền đăng ký lập một tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ. Kẻ chỉ thạo cầm rìu chặt cây kia ráo hoảnh hạ lệnh: “Nếu là Luật thì sửa Luật”!?
Thế là người ta ra quyết định bắt giải tán Viện. Ngày 24-7-2009 Nguyễn Tấn Dũng với tư cách là Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg, ban hành danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ để dẹp Viện IDS. Quyết định 97 có hiệu lực kể từ ngày 15-09-2009.
GS Hoàng Tụy, TS Nguyễn Quang A và các thành viên không chấp nhận được nỗi nhục bị người ta bắt giải tán nên đã tuyên bộ tự giải thể vào ngày 14 tháng 9 năm 2009, trước khi quyết định 97 có hiệu lực một ngày.
Viện IDS tự giải thể trước sự ngỡ ngàng của các nhà khoa học trong nước và trên thế giới, là một tổn thất to lớn của đất nước. Nó chứng tỏ sự thiếu trí tuệ và kiêu ngạo của lãnh đạo ĐCS mà không chỉ riêng một mình Nông Đức Mạnh phạm phải.” GS Nguyễn Đình Cống nhận định.
Trước khi tự giải thể, Viện IDS đã đưa ra một tuyên bố rằng:
“Việc cấm phản biện công khai là phản khoa học, phản tiến bộ, phản dân chủ.
Cấm như vậy là phản khoa học, bởi lẽ: Bất kể một phản biện nào nếu không chịu sự “sát hạch” công khai, minh bạch trong công luận, sẽ khó xác định phản biện ấy là đúng hay sai, độ tin cậy của nó, sự đóng góp hay tác hại nó có thể gây ra, khó lường được các khả năng sử dụng hoặc lợi dụng việc phản biện này.
Cấm như vậy là phản tiến bộ, bởi lẽ: Người dân sẽ không biết đến các phản biện đã được đề xuất hay các vấn đề đang cần phải phản biện, càng không thể biết chất lượng và tác dụng của những phản biện ấy, không biết nó sẽ được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, tiếp thu hay xử lý như thế nào. Phản biện và tiếp thu phản biện không công khai sẽ không thể tranh thủ được sự đóng góp xây dựng từ trí tuệ trong và ngoài nước, hạn chế khả năng sáng tạo tìm ra con đường tối ưu cho sự phát triển đất nước và vứt bỏ lợi thế của nước đi sau. Trên hết cả, cấm như vậy là cản trở việc nâng cao trí tuệ và bản lĩnh của người dân, cản trở vai trò làm chủ đất nước của nhân dân. Cấm như vậy chẳng khác nào biểu hiện chính sách ngu dân.
Cấm như vậy là phản dân chủ, bởi lẽ: Nhân dân – người chủ của đất nước – sẽ thiếu những thông tin để tự mình tìm hiểu, đánh giá mọi vấn đề có liên quan của đất nước mà họ không thể không quan tâm. Cấm như vậy là tước bỏ hay làm giảm sút khả năng của nhân dân giám sát, kiểm tra, đánh giá hay đóng góp xây dựng, hình thành và nói lên các ý kiến của họ, tán thành hay bác bỏ một chủ trương nào đó; trên thực tế là cấm hay ngăn cản quyền của nhân dân tham gia vào công việc của đất nước. Cấm như vậy là ngược với tiêu chí Nhà nước của dân, do dân và vì dân.”
Thông cáo trên mạng điện tử của IDS cho biết, « ngày 14/09/2009, Hội đồng Viện IDS họp toàn thể và quyết định tự giải thể để biểu thị thái độ dứt khoát…đối với Quyết định 97 ».
Quyết định 97 của chính phủ Hà nội bắt đầu có hiệu lực kể từ hôm nay, 15 tháng 9/2009 quy định Danh mục các lãnh vực cá nhân được nghiên cứu và bị cấm nếu không nằm trong danh mục.
Điều 2 quy định về việc phản biện : « Nếu có ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách Đảng, nhà nước … thì phải gởi lên cơ quan thẩm quyền, không được công bố với danh nghĩa của cơ quan nghiên cứu khoa học ».
Còn điều 4 thì ghi rằng sẽ « rà soát lại các tổ chức Khoa học, Công nghệ » và có thể rút giấy phép.
Trả lời phỏng vấn của hãng AP, bà Phạm Chi Lan, phó viện trưởng IDS giải thích là các biện pháp mới của chính phủ làm các chuyên gia khó tiến hành công tác nghiên cứu của mình, khó có thể lên tiếng nói, do vậy « chúng tôi quyết định ngưng hoạt động ».Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận định là các giới hạn này sẽ làm cho « đất nước tụt hậu trầm trọng hơn, người ta sẽ chê cười và hình ảnh lãnh đạo cũng như đất nước Việt Nam sẽ bị tác hại ».
Viện nghiên cứu IDS được thành lập cuối năm 2007, hoạt động mới hơn một năm. Hội đồng Viện gồm 16 vị, với giáo sư Hoàng Tụy, chủ tịch, tiến sĩ Nguyễn Quang A, viện trưởng. Sau một buổi họp dài, Hội đồng Viện tuyên bố tự giải thể để phản đối Quyết định 97 – « một quyết định hạn chế vô lý, phản tiến bộ, phản khoa học và ngu dân ».
Trước quyết định giải thể này, TS Lê Đăng Doanh cho biết cảm nghĩ của ông như sau:
“Cá nhân tôi thì rất lấy làm tiếc và rất lấy làm buồn rằng là chúng tôi phải tự giải thể cái Viện Nghiên Cứu Phát Triển (IDS). Viện này là do cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt đã có hướng dẫn và đã có gửi gắm để chúng tôi thực hiện.
Cho nên tôi hy vọng là sẽ có một ngày nào đó chúng tôi lại có thể lại tham gia một cái viện để thực hiện cái nguyện vọng đó của cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt, khi mà những điều kiện thích hợp lại được thiết lập.”
Bà Phạm Chi Lan, một thành viên của viện, cũng tỏ ý tiếc về việc không còn cơ hội làm việc chung với các vị giáo sư mà theo bà thì đây là những người mà bà tìm thấy sự làm việc cũng như kiến thức đáng để bà học hỏi:
“Cảm tưởng của tôi thì có thể nói là tôi cũng thực sự tiếc về sự giải thể này. IDS mới thành lập được 2 năm nay thôi là cũng bắt đầu có được những hoạt động cũng được xã hội quan tâm, và bản thân tôi tham gia vào Viện (thì) tôi học hỏi được rất nhiều từ những vị giáo sư, những nhà nghiên cứu rất xuất sắc ở Viện, cho nên được làm việc với những người như vậy thì cũng là hân hạnh lớn của tôi.”
Lý do mà Viện IDS tuyên bố giải thể phát xuất từ Quyết Định số 97 của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong đó khoản 2, điều 2 của quyết định này ghi: “cá nhân thành lập tổ chức khoa học công nghệ chỉ hoạt động trong lĩnh vưc thuộc Danh mục ban hành kèm theo Quyết định này.”
Đối với một tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ cũng như nhiều vần đề có liên quan đến xã hội, giáo dục, kinh tế… như Viện IDS thì điều khoản này vi phạm hai quyền tự do cơ bản.
Thứ nhất, việc quy định chỉ cho phép hoạt động trong lĩnh vực thuộc danh mục mà chính phủ ban hành kèm theo, điều này cản trở nghiêm trọng quá trình nghiên cứu và phát triển. Khoa học là một tiến trình hoàn toàn mới mẻ mà không một nhà bác học nào có thể tiên đoán sẽ xảy ra nhờ những phát minh của con người.
Chỉ thông qua sự vận động thường trực của cuộc sống mới này sinh những ý tưởng sáng tạo nhằm phục vụ nhân sinh từ các nghiên cứu và phát minh.
Ban hành một danh mục để theo đó hoạt động là một cách thức khác cho chính sách “lề bên phải” đặt để cho giới nghiên cứu phải tuân theo.
Việc ban hành danh mục này cho thấy các nhà hoạch định chính sách của chính phủ vẫn chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học, và do đó những trở ngại lớn lao mà danh mục này tạo ra khiến cho các cơ quan nghiên cứu độc lập và nghiêm túc không thể làm việc hữu hiệu.
Điểm thứ Hai, khi Quyết Định 97 nêu rõ “nếu có ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cần gửi ý kiến đó cho cơ quan Đảng, Nhà nước có thẩm quyền, không được công bố công khai với danh nghĩa hoặc gắn với danh nghĩa của tổ chức khoa học và công nghệ.”
Theo bức thư giải thể của IDS thì quy định này sai pháp luật một cách nghiêm trọng. Việc ngăn cản đưa ra những phản biện công khai khác nào bịt miệng trí thức vì chỉ có công khai thì phản biện mới có giá trị.
Bất cứ phản biện nào nằm trong vòng bí mật chỉ nên được áp dụng cho công chức ăn lương của cơ quan nhà nước, nếu họ muốn đưa ra gải pháp nào đó chỉ trong phạm vi cơ quan của họ mà thôi.
Đối với một tổ chức hoạt động độc lập thì việc bó buộc này được xem như là biện pháp đề phòng những phản hồi có tính cách xây dựng cho đất nước nhưng lại có thể gây thiệt hại cho cá nhân hay một tập thể nào đó trong guồng máy nhà nước.
Riêng đối với Nhà văn Nguyên Ngọc, một thành viên của IDS, thì cho rằng một trí thức chân chính không thể làm việc trong một môi trường như Quyết Định 97 vẽ ra:
“Thật sự chúng tôi chả tiếc rẻ gì thái độ dứt khoát của Viện IDS đối với quyết định này. Chúng tôi phản đối quyết định này. Và chúng tôi thấy rằng tiếp tục hoạt động với một cái quyết định như vậy thì sẽ là vô nghĩa và cũng sẽ không đúng đối với một sự hạn chế như thế trong hoạt động, can dự như thế thì không còn là những người trí thức chân chính”.
Hải Yến – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Nguyễn Phú Trọng sắp “chầu trời” – Nguyễn Tấn Dũng liền “xuất hiện”
>>> Đồng Tâm: 2 người con cụ Kình có được bỏ án tử hình khi phúc thẩm hay?
>>> Lào sập “bẫy nợ” Trung Quốc – Cả nước túng quẫn
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT