Thủy Tiên phát tiền – Đảng vào “trấn” lại

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=3l4vDlVoUWg

Sự việc ở Quảng Bình, cán bộ thôn đến từng nhà thu tiền lại sau khi ca sĩ Thủy Tiên đã phát cho dân là có thật và đã khiến dư luận thực sự phẫn nộ.

Đây là hành động ăn cướp tài sản của dân, nói theo ngôn ngữ dân gian, hoặc là hành vi cưỡng đoạt tài sản được quy định tại điều 170 BLHS. Bởi lẽ tiền đã thuộc sở hữu của dân thì việc cán bộ đến lấy lại chính là hành vi chiếm đoạt tài sản.

Dĩ nhiên cán bộ cậy vào quyền thế mới bắt dân miễn cưỡng giao nộp tiền, chứ người thường đâu thể nào đến lấy tiền khỏi tay người dân được, họa chăng chỉ là ăn cướp mà thôi.

Ông Nguyễn Hoàng Anh – Phó chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình cho hay, lãnh đạo huyện đã chỉ đạo cán bộ thôn Ngọa Cương, xã Cảnh Hóa trả lại tiền cho người dân sau khi sự việc bị đưa ầm ĩ với nhiều phản ứng gay gắt trên mạng xã hội.

Huyện đã có chỉ đạo phải trả lại hết cho người dân trước 12 giờ trưa nay. Nguyên nhân vì sao thu, huyện sẽ cho làm rõ ngay và xử lý sau”, ông Hoàng Anh được báo Phụ nữ online dẫn lời nói.

Trong ngày 28-10, ca sĩ Thuỷ Tiên và chồng là cựu ngôi sao bóng đá Lê Công Vinh đã về xã Cảnh Hoá đại diện các nhà hảo tâm trao tiền mặt cho đồng bào bị thiệt hại do mưa lũ.

Xã Cảnh Hóa có 703 hộ nhận hỗ trợ, mỗi hộ được 6 triệu đồng; riêng thôn Ngoạ Cương có 69 hộ được nhận hỗ trợ tổng cộng là 414 triệu đồng.

Sau khi người dân thôn Ngọa Cương nhận số tiền nói trên thì Ban cán sự thôn đã đến từng nhà và thu lại toàn bộ số tiền trên, nói là để chia đều cho 170 hộ của thôn.

Trong video phát trực tiếp vào chiều 29-10-2020, ca sĩ Thủy Tiên cho biết đã nhận được thông tin về việc có nơi thu tiền lại của người dân và sẽ xác minh làm rõ để lấy lại tiền cho người dân.

Thủy Tiên cũng căn dặn nhiều lần với người dân là bà con phải giữ tiền và “không được đưa số tiền này cho ai” nếu không cô sẽ thu lại.

Báo Quảng Bình online vào tối 29-10-2020 xác nhận thông tin cán bộ thôn Ngọa Cương, xã Cảnh Hóa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình thu tiền lại của người dân sau khi ca sĩ Thủy Tiên phát là CÓ THẬT, nhưng là để “đảm bảo sự công bằng, hài hoà và giữ gìn sự đoàn kết, gắn bó tình làng, nghĩa xóm“.

Sáng 29-10-2020, tài khoản Facebook “Nguyen Thi Hang Nguyen” đăng tải dòng trạng thái như sau:

Nhà mình ngập lụt được Thủy Tiên về ủng hộ tiền nhưng đã bị thôn thu lại. Thật sự mình không đồng ý. Chuyện này mình sẽ đi hỏi tận nơi”.

Ảnh 1: ca sỹ Thủy Tiên phát tiền cho dân Quảng Bình ở xã Hồng Thủy Huyện Lệ Thủy. Bên phải là Facebook của “Nguyen Thi Hang Nguyen” đăng tải dòng trạng thái như sau: “Nhà mình ngập lụt được Thủy Tiên về ủng hộ tiền nhưng đã bị thôn thu lại. Thật sự mình không đồng ý. Chuyện này mình sẽ đi hỏi tận nơi”.

“Thông tin sau khi đăng tải đã thu hút rất nhiều người bình luận, chia sẻ và thể hiện thái độ bất bình, không đồng tình với cách làm của chính quyền địa phương.

Tài khoản Facebook Nguyen Thi Hang Nguyen sau đó không truy cập được nữa do có nhiều người vào đề nghị cục an ninh mạng xử lý, phạt tiền.

Báo Quảng Bình online, cơ quan ngôn luận của đảng bộ Cộng sản Việt Nam tại Quảng Bình có bài viết với tiêu đề Cần hiểu rõ bản chất hoạt động thu tiền cứu trợ ở thôn Ngoạ Cương“.

Theo tác giả Kỳ Sơn thì “Để đảm bảo sự công bằng, hài hoà và giữ gìn sự đoàn kết, gắn bó tình làng, nghĩa xóm, những năm trước đây, ban cán sự và người dân thôn Ngoạ Cương đã bàn bạc, đi đến thống nhất chủ trương, khi có các hoạt động cứu trợ bão lụt, đối với hàng hoá thì người dân được hưởng, còn tiền mặt thì thôn sẽ thu lại.

Cuối đợt, Ban cán sự thôn sẽ họp bàn với người dân bình xét, cân đối và phân chia lại cho từng hộ, trong đó ưu tiên cho những hộ gia đình bị thiệt hại nặng.

Lần này, với số tiền ủng hộ của ca sĩ Thuỷ Tiên, ban cán sự thôn cũng thực hiện như những năm trước đây.

Tuy nhiên, do chưa nắm bắt, tìm hiểu kỹ thông tin, chủ tài khoản Facebook “Nguyen Thi Hang Nguyen” đã vội vàng đăng tải thông tin nên gây hiểu nhầm, phản ứng trong dư luận và cộng đồng mạng.” Báo Quảng Bình đưa ra lời giải thích như vậy.

Ảnh 2: (hình trên) cán bộ phải trả lại tiền và xin lỗi dân, hình dưới – người dân đến chờ nhận lại tiền đã nộp cho cán bộ

Hồi tháng 6 năm nay, thông tin về việc người dân nghèo ở xã Ba Nang (H.Đakrông, Quảng Trị) phải nộp lại cho cán bộ thôn mỗi người 50 ngàn đồng để “uống nước” sau khi nhận tiền hỗ trợ thiệt hại do dịch COVID-19 từ nhà nước – cũng gây bức xúc trong dư luận.

Năm 2016, người dân của thôn Trung Thôn, xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình cũng bị thôn thu lại 400 nghìn đồng sau khi được nhận 500 nghìn đồng của đoàn cứu trợ từ TP HCM với lý do chia lại cho những hộ dân khác cũng bị thiệt hại trong thôn. Sau khi vấp phải phản ứng gay gắt của dư luận, chính quyền đã phải trả lại cho các hộ số tiền trên.

Lời giải thích của Báo Quảng Bình bị nhiều người coi là cãi chày cãi cối, trên Facebook cá nhân, nhà báo Dương Phong (Cu Làng Cát) ở Quảng Trạch, Quảng Bình, người liên tục tường thuật về tình hình bão lũ chất vấn:

Ban cán sự thôn thống nhất bàn bạc với sự đồng ý của dân hay là tự trong cái ban cán bộ Ngọa Cương chủ đích?…”

Ông Dương Phong cho rằng cách giải thích về việc “công bằng” là lỏng lẻo vì việc chia lại tiền của ban sự thôn có thể gây phức tạp lòng dân, chưa kể tới trường hợp “thân hữu” của ban cán sự sẽ dẫn đến việc chia tiền thiếu công bằng. Đồng thời, nhà báo cũng cho rằng đây là chủ trương “không thuận lòng dân cả người cho và người nhận“.

Ông lý giải: “vì thôn đã lập danh sách từ trước để đoàn Thủy Tiên có căn cứ phát tiền, giờ thôn thu lại nghĩa là danh sách ấy là DANH SÁCH LÀM LÁO nhằm nhận tiền, vậy thì càng tai hại. Thôn Ngọa Cương cần nhanh chóng trả lại tiền cho dân để giữ tình làng nghĩa xóm“.

Facebook Nguyễn Ngọc Minh nêu ý kiến rằng: “Chính quyền đã không coi trọng sức mạnh quyên góp của người dân, công lao của Thủy Tiên và xem thường dư luận. Chúng tôi quyên góp cho Thủy Tiên vì cô ấy đến tận nơi, trao tận tay và giờ cán bộ lại lấy cớ chủ trương lạc hậu mà thu lại. Chính vì thế từ đầu, chúng tôi không chọn quyên tiền cho Mặt trận Tổ quốc“.

Có người còn đặt vấn đề về pháp luật, cho rằng Thủy Tiên tặng tiền cho dân thì đó là tài sản hợp pháp của người dân. Vì vậy, việc cán bộ chỉ vịn vào chủ trương để thu lại tiền của dân là hành vi xâm phạm tài sản.

FB Bo Anh bình luận rằng:

Không đưa cho nó lần sau đến xin ký giấy tờ thì nó hành ra xương!”

FB Lê Xuân Bình viết: “Chẳng qua nuốt không trôi. Dân giờ đâu có ngu

Ảnh 3: hộ nghèo chỉ có cơm trắng để ăn ở xã Ba Nang đã phải nộp lại cho cán bộ 50 ngàn đồng tiền uống nước, sau khi nhận tiền cứu trợ Covid-19

Trên Facebook cá nhân, Tiến sỹ Nguyễn Quang A lên tiếng:

Tiền Thủy Tiên cho dân là thuộc sở hữu của dân! Kẻ nào thu lại là kẻ cướp phạm luật: cướp, lừa, bạo lực

Luật sư Luân Lê đưa ra bình luận:

CƯỚP CỦA DÂN – Đã không giúp được gì cho người dân về sinh kế và việc tổ chức cuộc sống, nhưng lại nhân danh quyền lực để ăn cướp của dân khi hoạn nạn khốn cùng, đó chẳng thể là con người. Đám này cần truy tố và bắt giam chúng lại để xét xử với những mức hình phạt thật đích đáng để những kẻ khác biết chùn tay trước mưu đồ cướp đoạt sự sống của dân, đặc biệt trong thảm cảnh.

Lý do mà cán bộ thôn đưa ra – thu lại tiền từ thiện của dân là để chia đều cho toàn bộ 170 hộ trong thôn – thật hết sức nực cười. Sao lại lấy tiền của những gia đình chịu thiệt hại do ngập lụt để chia cho những hộ không bị ảnh hưởng gì? Chuyện sai trái như vậy, cán bộ cũng có thể làm và có thể biện minh sao?

Thật khó hiểu, cớ gì mà nhiều nơi, các hộ dân ở miền Trung đến giờ này rồi vẫn còn tư duy phải nộp tiền hoàn toàn thuộc sở hữu của mình lại cho thôn hay xã? Họ có lẽ không thể ý thức được vị thế của mình là chủ mà luôn tâm niệm bản thân như là con sâu con kiến vậy, trong khốn cùng và đói khổ nhất vẫn sợ hãi và thần phục quyền lực, thứ quyền hành cỏn con và bé mọn nhất.” Luật sư Luân Lê nêu quan điểm.

Ảnh 4: nữ sinh Hồ Thị Điệp học sinh lớp 11 trường THPT Nam Trà My gục mặt khóc đau đớn bên mộ bố mẹ ở Trà Leng, trên mộ có những gói mì tôm đã xé ra để thay cho mâm cơm cúng mả. Nhiều người không cầm được nước mắt khi nhìn bức ảnh này

“Thu lại tiền từ thiện của dân, trò đáng xấu hổ sao cứ tái diễn?” là ý kiến của bạn đọc Hải Long trên báo VTC News.

Có vị còn lý giải, bản thân các hộ nhận tiền cũng muốn chia sẻ với các hộ khác. Thật đúng là cãi chày cãi cối. Nếu quả thật muốn chia sẻ thì tự họ sẽ làm chuyện đó, đâu cần nhờ đến cán bộ nhọc công, và làm gì có chuyện họ giận dữ “tố” lên mạng xã hội.” Bạn đọc Hải Long viết.

Đây không phải là lần đầu chuyện tương tự diễn ra. Bao nhiêu năm nay, báo chí đã nêu nhiều trường hợp cán bộ cơ sở tự ý thu lại tiền cứu trợ mà dân được các đoàn, nhóm thiện nguyện trao tặng với lý do để chia cho các gia đình khác.

Lần nào cũng vậy, dư luận đều phản ứng gay gắt và cán bộ sau đó phải trả lại tiền cho dân, vậy mà hành động tự bôi tro trát trấu này vẫn cứ diễn ra.

Theo tôi hiểu thì tiền từ thiện mà người dân được trao là tài sản hợp pháp của họ được pháp luật đảm bảo. Nghĩa là số tiền đó là bất khả xâm phạm. Vậy ai cho những cán bộ này cái quyền đi “thu” lại tiền của người dân? Nếu cách hiểu trên đây là đúng thì những cán bộ này đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Và nữa, ai dám chắc rằng những cán bộ đi “thu” lại tiền từ thiện mà người dân được hỗ trợ không đút túi? Ai kiểm soát được họ?

Thử hỏi các vị cán bộ, nếu gia đình họ được ai đó cho tiền của, vật chất, rồi lại có người đến đòi thu lại để chia cho những nhà khác, họ có chấp nhận được không? Chắc chắn là không. Vậy thì xin được hỏi, “thu” lại tiền hợp pháp của người khác của các vị là hành động gì?” Ông Hải Long gay gắt chất vấn.

Chông gai’ trên những nẻo đường làm từ thiện

Các đoàn từ thiện của các tổ chức và cá nhân ùn ùn lên đường, hướng về miền Trung với mục tiêu cùng sẻ chia những khó khăn và mất mát với người dân nơi đây.

Nhưng những nhiêu khê và bất cập khi đi làm từ thiện theo con đường ‘chính thống’ thông qua các cơ quan nhà nước hay chính quyền địa phương lâu nay đã trở thành một đề tài gây tranh luận.

Những người từng trải qua kinh nghiệm này cho biết khó khăn nảy sinh ngay từ khâu đầu với thủ tục xin giấy giới thiệu làm việc với các địa phương để tới cứu trợ.

Anh Nguyễn Huy Trung, một cư dân sinh sống tại thành phố Hải Phòng, có bố mẹ vợ là cán bộ và cựu chiến binh nghỉ hưu. Với uy tín lâu năm tại địa phương và trong các cơ quan công tác, cách đây vài năm trong chuyến từ thiện đầu tiên của mình, hai ông bà đã quyên góp được hơn 400 triệu để đi giúp đỡ bà con khu vực miền Trung bị bão lụt. Anh cho biết trước hết bố mẹ anh phải xin giấy giới thiệu của UBND phường sở tại, nơi cư trú, thì khi xuống tới địa phương người ta mới tiếp và làm việc. Riêng công việc này thôi, anh Trung cho biết, phải mất đến vài ngày và nhiều lượt đi lại. Sau những va chạm lời qua tiếng lại vì bức xúc, hai ông bà mới có được giấy giới thiệu cần thiết.

Ảnh 5: núi Chín Khúc đã được chính quyền tỉnh Khánh Hòa cho phép doanh nghiệp băm nát để làm khu du lịch tâm linh và kinh doanh bất động sản đang khiến cho dư luận đau xót

Liên lạc, gọi điện mãi không được, ông bà phải lên tận phường mấy lần người ta mới cho. Mà khi cho rồi, người ta còn nói kiểu như không vừa lòng rằng cái này phải để cho phường và nhà nước làm chứ sao hai bác lại tự làm thế?

Đấy là ông bà có uy tín thế người ta mới phải giải quyết cho đấy. Chứ người khác thì chắc khó mà xin được,” anh Trung chia sẻ thêm.

Trong đợt lũ lụt ở miền Trung lần này, bố mẹ anh Trung tiếp tục quyên góp được hơn 200 triệu và 1 tấn gạo. Rút kinh nghiệm lần trước, lần này hai ông bà liên lạc với nhà chùa và có một sư thầy đi tiền trạm, tìm tới những vùng khó khăn thực sự tại Quảng Bình và liên lạc trước. Toàn bộ số gạo và tiền này sẽ chuyển trực tiếp tới tay người dân tại khu vực khó khăn đó, thay vì làm việc qua UBND địa phương, nhờ chỉ dẫn.

Tuy nhiên, hiện anh Trung cũng như cả gia đình đang rất lo lắng cho chuyến từ thiện tới đây.

Mình thấy người ta chụp ảnh và thông tin rằng nếu không qua địa phương thì cũng khó mà phát đồ từ thiện cho người dân đấy. Có đoàn đi trước, xe chở đồ ăn đã tới nơi, gọi người dân ra xếp hàng nhận cả rồi thì đại diện UBND xã ra làm việc nói là cái này không được phát vì chưa thông qua địa phương. Thế là các sư thầy lại phải khiêng lên xe hết, không dám phát nữa,” anh Trung lo lắng bày tỏ.

Anh Nguyễn Nghĩa, một phóng viên lâu năm tại Hà Nội, chia sẻ trong những lần anh cùng các bạn đi làm từ thiện tại các bệnh viện ở thủ đô, nơi tập trung rất đông bà con ngoại tỉnh, thì gần như tất cả đều phải có tiền ‘bôi trơn’ để công việc được thuận tiện.

Nếu mình không có tiền cho bảo vệ thì người ta còn không cho vào ý, rồi cũng phải có tiền cho các phòng ban thì người ta mới cho làm, chứ không người ta sẽ lấy lý do này lý do nọ từ chối, mệt lắm,” ký giả này cho biết.

Người ta nhận tiền rồi cho mình làm việc của mình là còn may mắn và tiện lợi đấy. Nhiều nơi người ta không nhận, rồi nói cái này phải làm việc với ban giám đốc. Đến lúc liên lạc với ban giám đốc thì họ nói cái này bọn mình không quyết được phải hỏi ý kiến anh Phó giám đốc XYX. Nhưng khi gọi điện cho anh Phó giám đốc đó thì anh ý đi đâu hoặc bận việc này, việc kia không tiếp thì chả làm được, mất công đi về thôi,” anh Trung tiếp lời.

Tất nhiên, ai cũng biết làm việc qua con đường ‘chính thống’ là UBND và Mặt trận Tổ quốc ở các địa phương là cần thiết bởi đây là những đơn vị nắm rõ tình hình địa phương nhất. Nhưng con đường này, theo những người đã đi qua, hoàn toàn không đơn giản. Đó là chưa kể đến việc mất niềm tin trong công tác phân phát hàng hoá cứu trợ. Cho nên để yên tâm, ngày càng có nhiều đoàn từ thiện tìm cách trực tiếp tiếp cận các nạn nhân cần cứu giúp để trao gửi tận tay, dù cách làm này có thể bị ‘gây khó dễ’ hoặc có khi cũng rơi vào tình cảnh hàng cứu trợ không phù hợp với nhu cầu mà người dân địa phương đang cần kíp.

Ảnh 6: (Bên trái) cán bộ đi thăm lũ thong thả với ô che và bên phải là một bà mẹ giữa đêm ôm con dở mái tôn cầu thoát cơn nước dâng đột ngột

Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)

>>> Nhà quan cột gỗ càng to – “Đảng ta” vẫn quyết đào mồ chôn dân

>>> Cho 200 triệu – Thủy Tiên lên tiếng “giải trình”

>>> Ba Đình ngập trong “xú uế” – 10.000 tấn rác rác rải khắp thủ đô

Cô Thủy Tiên phát tiền cứu đói – Đảng cầm quyền lao tới giật cơm

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT