Đã xử kín thì chắc chắn đó là án bỏ túi nó tựa như những vụ án mà chính quyền này xử những từ nhân chính trị vậy. Án đã định sẵn là án được quyết định từ cấp trên nó không phụ thuộc vào kết quả điều tra.
Thực ra những tài liệu được gọi là “bí mật quốc gia” thì cũng quanh quẩn những tài liệu buôn lậu của Bùi Quang Huy – ông chủ của Nhật Cường Mobile và các dự án trúng thầu của Nhật Cường software với chính quyền thành phố. Trong khi đó những phần mềm đó nay chính quyền Hà Nội vẫn còn đang sử dụng thì không lý do gì gọi là ”bí mật nhà nước”.
Có thể nói, CS họ thường hay lạm dụng cụm từ “bí mật nhà nước”. Vì sao họ lại thích làm như vậy? Vì chính quyền CS muốn làm những điều mà họ không muốn cho dân biết. Mà một khi kết tội bí mật thì tất nhiên phiên tòa ấy được xử kín, mà xử kín thì có ai giám sát được phiên tòa đó có diễn ra theo quy trình của pháp luật quy định hay không? Trong ví dụ khác, như vấn đề như sức khỏe lãnh đạo cũng vậy, chính quyền CS cũng thích lạm dụng cụm từ này để giấu giếm nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh khó hiểu của các lãnh đạo. Trọng nội ĐCS, chuyện đấu đá tranh giành xảy ra thường xuyên, và sau đó là những màn ngã giá nhau sau những lần đấu đá như vậy. Đó là lý do tại sao vấn đề sức khỏe lãnh đạo được đưa vào diện “bí mật quốc gia”, còn thực chất thì ai cũng biết sức khỏe lãnh đạo nó chẳng liên quan gì đến an ninh quốc gia mà liệt nó vào diện “bí mật quốc gia”.
Kỳ này tội của Nguyễn Đức Chung được ưu ái xử kín, điều đó cho thấy giữa phe kia và phe Nguyễn Đức Chung đang muốn ngã giá cho cái bản án của ông Chung. Họ muốn tuyên án theo kết quả ngã giá nên vấn đề xử kín là một thuận lợi. Có thể ông Nguyễn Đức Chung bị kết án rất nặng, và cũng có thể rất nhẹ, nó tùy thuộc vào kết quả của cuộc ngã giá đằng sau cánh gà sân võ đài đấu nhau tranh giành ghế như thế này.
Cách đây vài ngày, báo chí trong nước đưa tin ông Nguyễn Đức Chung đã “thừa nhận, khai báo hành vi phạm tội, ăn năn hối cải.” Trong khi đó, ông ta từng “nhiều lần được các cấp khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong công tác, được phong tặng danh hiệu Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân, có tiền sử bị bệnh ung thư, phạm tội lần đầu, được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 và 2 điều 51 BLHS.”. Vì vậy nên, rất có thể là kết quả xử kín sẽ có lợi cho Nguyễn Đức Chung hơn, có thể mức án được giảm chứ không giữ nguyên như mức đề xuất được đưa ra bởi báo chí.
Ông Nguyễn Đức Chung sẽ nhận án phạt như thế nào?
Theo tin từ báo chí nhà nước thì ông Nguyễn Đức Chung, bị buộc tội “chủ mưu“, đối diện khung hình phạt 10 – 15 năm tù theo Khoản 3 Điều 337 Bộ luật Hình sự. Trong đó tội ông đánh cắp tại liệu điều tra của Bộ Công An nhắm vào ông chính là khung tội ‘chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước’. Ra tòa cùng với ông Nguyễn Đức Chung còn có một cán bộ công an và hai người làm việc gần gũi với ông tại UBND Tp Hà Nội. Đồng phạm còn có 3 người khác, đó là Phạm Quang Dũng, Nguyễn Hoàng Trung, Nguyễn Anh Ngọc, cả bốn bị can đều bị buộc tội ‘chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước’.
Quyết định của tòa Hà Nội được đưa ra chưa đầy một tuần kể từ khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì một phiên họp với nội dung hối thúc điều tra và xét xử sơ thẩm các vụ án lớn và các vụ được “dư luận và quần chúng quan tâm“.
Hiện chưa rõ vì sao có quyết định “xử kín” vụ án này và dường như đây là vụ chưa có tiền lệ liên quan tới giới chức cao cấp nhà nước vi phạm như vậy.
Ngày tổ chức phiên xử là ngày 11/12/2020 với Thẩm phán – Chủ toạ phiên toà là ông Trương Việt Toàn. Thời điểm đem ra xử cũng vừa đúng 4 tháng kể từ khi ông Chung bị đình chỉ công tác (11/08/2020), đình chỉ sinh hoạt Đảng, và chưa hết hạn tạm giam 4 tháng.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, thì tòa án có quyền quyết định xét xử kín đối với trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước. Do đó, trong vụ án xét xử ông Nguyễn Đức Chung về tội danh ‘Làm lộ bí mật Nhà nước’, với tội danh đó thì việc xét xử kín là đúng quy định của pháp luật, nhưng vấn đề ở đây là liệu những tài liệu điều tra có được gọi là “bí mật nhà nước” hay không? Một tài liệu điều tra tội phạm hình sự mà được xếp vào diện “bí mật nhà nước” thì cũng thật là khó hiểu.
Những Đồng Phạm của ông Chung được đề nghị mức án bao nhiêu?
Ông Chung, người bị buộc tội “chủ mưu“, đối diện khung hình phạt 10 – 15 năm tù là khung hình phạt nặng nhất trong nhóm. Lái xe của ông Chung là Nguyễn Hoàng Trung và thư ký Nguyễn Anh Ngọc đối diện Khoản 1, với khung hình phạt 2 – 7 năm tù với vai trò “người giúp sức“.
Truyền thông nhà nước CS Việt Nam không nói tới khung hình phạt cho “người thực hành” Phạm Quang Dũng, cựu cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03).
Cáo trạng nói ông Chung đã “tiếp cận” với ông Dũng sau chỉ khoảng một tháng kể từ khi C03 thực hiện các biện pháp tố tụng vụ án Nhật Cường, và rằng ông Dũng “đã đến nhà ông Chung để trao đổi thông tin xung quanh đại án Nhật Cường“.
Theo Cơ quan điều tra cho rằng từ tháng 7-2019 đến 6-2020, Dũng 5 lần chiếm đoạt 9 tài liệu mật; nhiều lần photo tài liệu ngay tại cơ quan và mang về nhà. Có lần, Dũng đột nhập phòng làm việc của một trưởng phòng C03 bằng chìa khóa đánh trộm trước đó. Phạm Quang Dũng 5 lần thu thập 9 tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Mật” liên quan đến vụ án Công ty Nhật Cường. cáo trạng kết luận Phạm Quang Dũng đã 2 lần chuyển cho Nguyễn Đức Chung 6 tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Mật“.
Có thể dự đoán rằng, mức án dành cho Phạm Quang Dũng có thể cao hơn mức án dành cho Nguyễn Hoàng Trung nhưng không cao bằng mức án dành cho Nguyễn Đức Chung. Cũng dễ hiểu, Nguyễn Đức Chung là kẻ chủ mưu nên mức án phải cao nhất.
Được biết, ông Nguyễn Đức Chung có lực lượng luật sư bào chữa rất hung hậu, chỉ riêng một mình ông có đến 4 luật sư bào chữa. Ngoài ra, 3 bị cáo khác là Phạm Quang Dũng, Nguyễn Hoàng Trung và Nguyễn Anh Ngọc, mỗi người có 1 luật sư bào chữa. Bộ Công an đã khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với 03 cá nhân có hành vi chiếm đoạt tài liệu mật trong vụ án “Công ty Nhật Cường”
Liệu vợ ông Nguyễn Đức Chung có liên quan hay không?
Dường như vụ án “chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước” có ít nhiều liên hệ trực tiếp tới vụ án thứ hai trong số ba vụ án mà ông Chung bị điều tra, là vụ “buôn lậu, vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; rửa tiền; vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại công ty trách nhiệm hữu hạn và thương mại Nhật Cường“.
Ngoài hai vụ này, ông Chung còn bị điều tra một vụ án nữa là “vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại UBND TP Hà Nội và các đơn vị liên quan. Cáo trạng của phiên xử tới đây nói ông Chung và vợ, một doanh nhân, là “người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án Nhật Cường“.
Hiện chưa rõ có sự liên hệ nào của vụ án ‘chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước’ này với các vụ bỏ trốn hiện đang bị truy nã của nhiều người thuộc Công ty Nhật Cường hay không.
Nhân vật chính của vụ án Nhật Cường Mobile và Nhật Cường Software là Bùi Quang Huy đã bỏ trốn. Việc bỏ trốn này làm cho hồ sơ điều tra không hoàn chỉnh nên mặc dù trong bản cáo trạng vợ của ông Nguyễn Đức Chung có dính líu về việc làm ăn tới công ty Nhật Cường như trong cáo trạng nhưng chưa đủ bằng chứng để cấu thành tội chăng? Rất có thể là như vậy.
Trước khi bị bắt, ông Nguyễn Đức Chung được cho là một lãnh đạo năng nổ chống đại dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội
Truyền thông nhà nước đưa tin “bị can Nguyễn Đức Chung được xác định đã thừa nhận, khai báo hành vi phạm tội, ăn năn hối cải và các bị can còn lại cũng được đánh giá khai báo thành khẩn“. Đáng chú ý là bị can Phạm Quang Dũng, C03, được mô tả là từng ghi âm cuộc nói chuyện với ông Chung và giao nộp “chứng cứ” này cho cơ quan điều tra.
Vào đầu tháng 10, Bộ Công an bác đề nghị của ông Chung muốn tại ngoại để chữa bệnh ung thư “vì thấy tội chiếm đoạt bí mật nhà nước là nghiêm trọng“.
Ông Nguyễn Đức Chung là thiếu tướng trẻ nhất ngành Công an thời điểm được phong quân hàm, khi mới 46 tuổi, và được bổ nhiệm vào ghế Chủ tịch UBNDTP Hà Nội vào cuối nhiệm kỳ chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông từng là Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy. Trước đó, ông Chung là Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an TP Hà Nội.
Khả năng ông Nguyễn Đức Chung được giảm nhẹ án
Ngày 27 Tháng Mười Một, báo Zing khi đề cập các “tình tiết giảm nhẹ,” đã viết ông ta “có tiền sử bệnh tâm thần, phạm tội lần đầu…” trong bản tin có tựa đề “Vì sao ông Nguyễn Đức Chung được áp dụng tình tiết giảm nhẹ?”.
Bản tin này đã được sửa lại là ông ta có tiền sử bệnh “ung thư” sau khi dư luận tràn đầy những lời diễu cợt trên mạng. Nguyễn Đức Chung được phong hàm tướng công an năm 46 tuổi là tướng công an trẻ nhất khi làm giám đốc công an thành phố Hà Nội trước khi được “cơ cấu” làm chủ tịch thành phố này.
Ông ta từng được phong tặng “Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân” trải qua nhiều chức vụ khác nhau trong hệ thống công an, có học hàm tiến sĩ luật mà lại “có tiền sử bệnh tâm thần” thì người ta nghi chế độ Hà Nội đang “làm xiếc” để “giơ cao đánh khẽ.
Theo báo chí định hướng thì rõ ràng, chính quyền này muốn giảm nhẹ hình phạt chop Nguyễn Đức Chung. Sự nghiệp chính trị của Nguyễn Đức Chung đến đây xem như là kết thúc, ông ta chẳng còn thế lực nào để giành giật ghế quyền lực nữa. Cuộc chơi đã ngã ngũ nên việc giảm án cho Nguyễn Đức Chung của thế lực đang triệt hạ ông là điều hoàn toàn có thể. Xử kín, có thể đấy là tín hiệu tốt cho ông Nguyễn Đức Chung.
Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Có phải Nguyễn Xuân Phúc muốn triệt hạ nhóm Lê Thanh Hải?
>>> Vì sao báo Nhà nước nói thông tin ‘xấu, độc, chống phá Nhà Nước và Đại Hội Đảng’ tăng cao?
>>> Vụ Thủ Thiêm ở TPHCM: Liệu Bí thư Nên có làm nên chuyện?
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT