Huỳnh Thục Vy bị bắt thi hành án tù về tội “xúc phạm Quốc kỳ”

Link Video: https://youtu.be/vO1uK1udv3s

Nhà hoạt động trẻ Huỳnh Thục Vy vừa bị cơ quan Thi hành án hình sự, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắc Lắk, bắt đi vào chiều 1/12 để thi hành án tù đã tuyên năm 2018 về tội “xúc phạm Quốc kỳ”.

Thông tin trên trang Facebook cá nhân của Huỳnh Thục Vy, gia đình cho biết “Huỳnh Thục Vy đã bị công an tỉnh Daklak bắt giữ lúc 4 giờ chiều ngày 1/12/2021” và vào thời điểm thông báo được đưa ra, “gia đình không liên lạc được với chị Thục Vy. Tài khoản FB do gia đình Thục Vy tiếp quản và điều hành”.

Thông tin với VOA vào tối 1/12, ông Lê Khánh Duy, chồng của Huỳnh Thục Vy, cho biết việc vợ ông bị bắt là sớm hơn dự kiến, khi con thứ hai của ông chưa đủ 3 tuổi, là thời gian bà Huỳnh Thục Vy được tạm hoãn thi hành án vì đang có thai và nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.

Ông kể lại với VOA: “Bắt đầu từ tối hôm qua mình thấy có 3, 4 người an ninh canh trước nhà. Sau đó, vào sáng nay thì bên toà án được giấy tống đạt là huỷ giấy hoãn quyết định thi hành án. Chiều nay, Vy đi thăm bà ngoại lần cuối ở Buôn Mê. Đến 4 giờ thì họ áp tải từ trên đó về luôn, về tới trại giam Buôn Hồ là khoảng 5 giờ”.

Ông Duy cho biết ông đã được thăm và mang đồ cho vợ sau đó, và tinh thần của Huỳnh Thục Vy là “không có gì bất ngờ”.

Tuy nhiên, ông Duy bày tỏ lo ngại về chứng trầm cảm nhiều năm của vợ có thể sẽ gây ảnh hưởng cho sức khoẻ tâm thần của Huỳnh Thục Vy khi cô phải sống trong môi trường trại giam.

Ông nói: “Có một vấn đề là Vy hiện tại đang điều trị chứng trầm cảm, cho nên việc thay đổi môi trường và hoàn cảnh sinh hoạt thì mình nghĩ nó sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến sức khoẻ tâm thần của Vy. Lúc chiều, Vy có đem thuốc trầm cảm theo nhưng họ không cho đem vô”.

Ông Duy cho biết ông đang lo xin toa bác sĩ để đem thuốc vô trại giam cho vợ. “Nhưng về lâu dài, mình ngại nhất là chuyện khi một người trầm cảm phải đối diện với những ‘tiểu xảo” từ những bạn tù làm theo chỉ thị thì đó là một thử thách đối với Vy. Vì đối với một người bình thường, vượt qua chuyện đó đã khó rồi, mà đối với một người trầm cảm thì đó là một vấn đề về lâu dài”, ông Duy nói thêm.

Ảnh: Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy (phải) và lá cờ bị xịt sơn

Vụ bắt giữ xảy ra chỉ vài chưa đầy một ngày sau khi bà Huỳnh Thục Vy đăng tải trên Facebook cá nhân quyết định đề ngày 30/11/2021 của Toà án Nhân dân thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk, nơi gia đình bà Vy cư trú, cho biết huỷ quyết định hoãn chấp hành án phạt tù đối với bà. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Trên Facebook cá nhân hôm 30/11/2021, Huỳnh Thục Vy viết dòng trạng thái cùng với ảnh chụp quyết định của toà rằng: “Con mình chưa đủ 3 tuổi mà họ bắt mình sớm đây. Lúc tối họ đã canh gác mình cả đêm. Gi họ sẽ cho lực lượng xuống nhà bắt mình thi hành án sớm đây. Bà con lên tiếng ủng hộ mình nha. Mình đi đây, tạm biệt bà con.”

Trước đó, vào ngày 30/11/2018, Huỳnh Thục Vy bị TAND thị xã Buôn Hồ tuyên phạt mức án 2 năm 9 tháng tù về tội “xúc phạm Quốc kỳ”, sau khi cô dùng sơn xịt lên lá cờ đỏ sao vàng nhân dịp Kỷ niệm 72 năm Ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh của Việt Nam vào ngày 2/9/2017.

Hành động xịt sơn và đăng hình chụp với 2 lá cờ Tổ quốc bị xịt sơn lên mạng xã hội Facebook với nội dung “Phản đối lễ lạc bằng cờ đỏ sơn trắng” của Huỳnh Thục Vy bị cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân thị xã Buôn Hồ cáo buộc là “coi thường pháp luật của Nhà nước”.

Huỳnh Thục Vy được tạm hoãn thi hành án vì đang có thai con thứ hai và nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.

Thục Vy là người sáng lập của tổ chức Hội phụ nữ Nhân quyền Việt Nam với mục tiêu ủng hộ những nhà hoạt động nhân quyền là phụ nữ trên toàn quốc. Cô cũng là một blogger có tiếng khi thường xuyên lên tiếng viết về những tiêu cực xã hội và vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.

Ảnh: Gia đình bà Huỳnh Thục Vy với con nhỏ chưa đủ 3 tuổi (ảnh bên phải). Bên trái là Quyết định của Tòa án buộc bà Vy phải thi hành án bất chấp con bà chưa đủ 36 tháng

Sau khi bị bắt giam ngày 1/12, cô tỏ ra bình tĩnh và nhắn nhủ chồng tập trung lo cho hai con nhỏ chỉ mới 5 tuổi và hơn 2 tuổi.

Năm 2012, bà Vy cùng cha mình là cựu tù nhân lương tâm – nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn được tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch) trao giải Hellman/Hammett để “ghi nhận lòng dũng cảm và kiên định trước sức ép đàn áp chính trị”.

Ngay trước ngày diễn ra phiên tòa xét xử nhà hoạt động này, tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) có trụ sở ở Mỹ nói đây là một cáo buộc “lố bịch” và cho rằng điều này làm tăng thêm sự đàn áp của nhà cầm quyền vào quyền tự do biểu đạt.

Đây là một sự truy tố có mục đích chính trị của nhà cầm quyền để đáp trả những nỗ lực không mệt mỏi của Huỳnh Thục Vy trong việc phanh phui những vi phạm nhân quyền của Việt Nam và việc cô có một tài khoản (mạng xã hội) có nhiều người theo dõi,” Nicholas Bequelin, giám đốc khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương của tổ chức có trụ sở ở New York nói trong một tuyên bố đăng trên trang web của tổ chức này hôm 29/11/2018.

Việc những giới chức cầm quyền sử dụng cáo buộc ‘xúc phạm cờ tổ quốc’ để đàn áp những chỉ trích ôn hòa đã cho thấy rõ việc đàn áp ngày càng tồi tệ hơn vào quyền tự do biểu đạt ở Việt Nam,” ông Bequelin nói.

Điều thực sự xúc phạm ở đây là nhà cầm quyền thiếu sự tôn trọng đối với các chuẩn mực về nhân quyền và luật quốc tế.”

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho VOA-Việt ngữ hôm 20/11/2018, ông Robertson, Phó Giám đốc đặc trách Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói:

Chúng tôi rất quan tâm đến những trường hợp như thế. Cô Huỳnh Thục Vy lẽ ra không nên bị đưa ra tòa xét xử về những tội danh đó. Thật là “nực cười” khi chính quyền Việt Nam cố tình khép cô Vy vào tội ‘xúc phạm lá cờ quốc gia’.

Rõ ràng nhà nước Việt Nam coi trọng các biểu tượng hơn là quyền làm người của nhân dân của chính họ. Phải hủy bỏ mọi cáo buộc đối với Thục Vy, và nếu chính quyền cứ tiếp tục truy tố và bỏ tù cô, thì đó là điều mà các đối tác thương mại của Việt Nam, và các nước cấp viện cho Việt Nam, cần nêu lên với Việt Nam để đòi Hà nội trả tự do cho cô.”

Ông Robertson nói rõ ràng Việt Nam chưa tuân thủ các cam kết về nhân quyền đã được ghi trong thỏa thuận thương mại tự do EU-Việt Nam.

Quan điểm của chúng tôi là còn quá sớm để chung kết thỏa thuận này. Việt Nam phải được cho biết là nước này phải cải thiện tình trạng nhân quyền trước khi EU tưởng thưởng cho Việt Nam với một thỏa thuận thương mại tự do như thế.”

Ông Robertson nói trong thời gian qua, không những Thục Vy mà cả gia đình cô, cha và em cô… đã trở thành mục tiêu bị chính quyền sách nhiễu, phân biệt đối xử, trấn áp tinh thần, thậm chí, bị đàn áp có hệ thống.

Cha của Huỳnh Thục Vy, ông Huỳnh Ngọc Tuấn, là một tù nhân chính trị đã từng bị giam cầm nhiều năm. Ông Robertson nói:

Gia đình của Vy đều nói lên những gì họ suy nghĩ, họ đã thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, và đứng lên đòi hỏi các quyền của họ, hậu quả là họ đã bị chính quyền nhắm tới và bị đối xử tàn tệ. Việt Nam cần ngưng ngay những hành động sách nhiễu đối với gia đình này.”

Phó Giám Đốc HRW đặc trách Châu Á còn nói rằng lẽ ra chính quyền Việt Nam phải cảm ơn gia đình họ Huỳnh và các công dân khác đã chỉ ra các vấn đề mà đất nước đang đối mặt, chẳng hạn như nạn tham nhũng dưới nhiều hình thức, nạn ô nhiễm môi trường vv.. để có cách đối phó hay giải quyết:

Chính quyền Việt Nam lại tìm cách che đậy những hành vi sai trái, và vi phạm các quyền của dân thay vì lắng nghe sự thật từ các bloggers và các công dân khác cũng quan tâm tới tình hình đất nước.

Tôi tin rằng điều quan trọng là mọi người phải chú ý tới vụ xét xử để bảo đảm chính quyền không vi phạm các quyền căn bản của Thục Vy, tôi cho rằng cả vụ xét xử này là một trò nhạo báng công lý.”

Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)

>>> Việt Nam: Văn hoá từ chức”- Không khả thi, vì sao?

>>> Bới lên mà ngửi

>>> Công an giật tóc ép cung trẻ vị thành niên, Viện Kiểm Sát nói chỉ là biện pháp nghiệp vụ

Bất thường ‘gia hạn sử dụng Pfizer’ và trẻ tử vong sau khi tiêm vaccine


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT