Link Video: https://youtu.be/po6ei_Wc5KA
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn là đầu mối phân phối bổng lộc cho đường dây nhập vũ khí từ Israel. Các hợp đồng mua bán vũ khí là những hợp đồng nâng khống giá trị nhưng không thể nào lần ra đầu mối, bởi cơ quan điều tra không thể đòi hỏi bên bán phải trưng ra giá trị thật của gói ng cấp vũ khí. Việc điều tra bắt đầu từ phía Việt Nam khó mà lần ra đầu mối chia chác. Việc của ông Trọng là phải tóm cho được người trung gian trong các hợp đồng này, đó là bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.
Tại Bộ Quốc Phòng, phe ông Tổng đang cố điều tra ra đầu mối của đường dây. Nơi đây, Bộ Công an không thể nhảy vào mà chỉ có thể Ban Nội Chính mới có quyền. Cách đây hơn một tuần, mà cụ thể là ngày 12 Tháng Mười, Đoàn kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) do Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương. Mục đích của ông Trạc là kiểm tra các hợp đồng mua bán trong quân đội có gì khất tất, đặc biệt là hợp đồng buôn bán vũ khí.
Việc tăng cường kiểm tra các hợp đồng của quân đội mục đích là kiểm tra xem có gì sai sót hay khả nghi hay không. Nếu phát hiện, ông Tổng cho Phan Đình Trạc xoáy vào điểm yếu này mà khui. Đây là những hợp đồng có tính bí mật nên không thể công khai. Tuy nhiên, về mặt Đảng thì ông Tổng hoàn toàn có quyền kiểm tra nó. Việc đánh vào quân đội được xem như là cú đấm được giấu kỹ. Bên ngoài, ông Nguyễn Phú Trọng cho khui ra các hợp đồng của AIC với các chính quyền địa phương xem có bàn tay chỉ đạo nào từ Trung ương hay không?
Ngày 19 Tháng Mười, Ông Tô Lâm đã cho Cơ quan điều tra Bộ Công an (C03) bắt tạm giam ông Đinh Quốc Thái – cựu chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai và ông Trần Đình Thành – cựu bí thư tỉnh Đồng Nai – để điều tra về tội nhận hối lộ.
Hai ông này bị bắt điều tra vì đã “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, Công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC) và các đơn vị liên quan. Trước đó, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Công ty AIC. Thời điểm C03 thực hiện lệnh bắt tạm giam, bà Nhàn đã bỏ trốn nên cơ quan điều tra ra quyết định truy nã.
Như vậy đầu mối của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn ở Đồng Nai đã khui ra đến ông Bí thư và Chủ tịch Tỉnh. Vụ AIC này xem ra không hề nhỏ hơn vụ Việt Á. Mục đích của ông Tổng là khá rõ ràng, moi đến cấp cao nhất ở tỉnh để điều tra xem có chỉ thị nào từ Trung ương hay không. Tương tự như vụ Việt Á, vụ AIC có dấu hiệu được chỉ đạo từ Trung ương mới dễ dàng thắng thầu những gói thầu lớn như vậy.
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn tham gia đấu thầu ở tỉnh nào thì trúng thầu tỉnh đấy. Trường hợp bà Nhàn khá giống với trường hợp của Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ Nhôm, cũng là người trong ngành trình báo, lập công ty bình phong để tạo ra vỏ bọc doanh nhân và giấu đi tung tích thật. Những người này thường là lính tiên phong cho một thế lực chính trị ẩn danh. Bởi dân tình báo có ghề và có quan hệ lớn.
Ông Nguyễn Phú Trọng đang muốn hạ uy tín ông Thủ tướng qua việc truy tới cùng những vết tích do bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn để lại. Ông Trọng quyết làm mạnh tay, tuy nhiên, đầu mối quan trọng nhất là bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn thì vẫn là một thách thức to lớn của ông Nguyễn Phú Trọng. Việc bắt bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn về quy án sẽ khui ra được nhiều vấn đề lớn, tuy nhiên, cho đến nay, việc bắt bà Nhà là thách thức quá lớn của ông Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm.
Trân Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> “Hót” tiếng cuối cùng trước khị bị “hạ”. Nguyễn Văn Thể tính chạy tội?
>>> Kiếm Tô hóa kiếm cùn, vũ khí trên tay ông Tổng không còn bén!
>>> Mất an ninh năng lượng, xã hội Việt Nam náo loạn, chuyện gì đang xảy ra?
Đồng Nai: Đàn em Lê Hoàng Quân bị bắt, bão đang đổ bộ vào nhà Lê Hoàng Quân?