Link Video: https://youtu.be/Ra0rgoaXs_s
Ngày 18 tháng Tám, Bí thư tỉnh ủy Yên Bái Phạm Duy Cường bị giết chết tại cơ quan. Tuy nhiên, không chỉ mình ông Phạm Duy Cường bị giết mà ông Ngô Ngọc Tuấn Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái cũng bị giết cùng ngày. Người được cho là hung thủ là ông Đỗ Cường Minh là một quan chức ngành kiểm lâm tỉnh. Ông này sau đó đã được kết luận là đã tự sát và vụ án kết thúc điều tra.
Cả Bí thư và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân đều bị giết trong cùng một ngày. Vụ án làm chấn động cả nước. Vụ án mang màu sắc chính trị này được báo chí kết luận là trả thù cá nhân và khép lại và bà Phạm Thị Thanh Trà sau đó nắm Bí thư kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh. Bà Trà hiện nay là Bộ Trưởng Bộ Nội vụ kiêm phó trưởng ban Tổ chức Trung ương. Quan chức hạ sát quan chức là điều chưa từng xảy ra. Qua vụ án này, nhiều người nhận xét rằng, quan chức tỉnh Yên Bái thích dùng hàng nóng.
Mới đây Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Yên Bái có quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung vụ án liên quan đến ông Đinh Tiến Hùng (SN 1984, trú tại Tổ 10, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái). Thời điểm bị khởi tố, ông Hùng đương chức là Phó Bí thư thường trực Tỉnh đoàn Yên Bái. Đây là lần thứ 2 vụ án bị trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung. Trong đó, ông Đinh Tiến Hùng bị cáo buộc liên quan đến hành vi “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên”.
Yên Bái là vùng đất dữ, vấn đề cấu kết với doanh nghiệp khai thác tài nguyên chỉ là bề nổi. Vấn đề đằng sau đó là vận chuyển và tàn trữ thuốc nổ với danh nghĩa là khai thác mỏ quặng. Phó Bí Thư thường trực tỉnh đoàn bị bắt là do Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã bắt giữ 9 người “Vận chuyển, sử dụng trái phép vật liệu nổ” và “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” rồi sau đó lần ra đầu mối là Phó bí thư tỉnh đoàn liên quan.
Theo lời các luật sư bào chữa cho ông Đinh Tiến Hùng, kể từ khi vụ án được chuyển sang Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh, họ đã nhiều lần gửi công văn lẫn sử dụng điện thoại đề nghị quyền được tiếp cận, sao chép tài liệu vụ án nhưng đều không được đáp ứng. Vì thế mà một số luật sư đánh giá là vụ án được các luật sư nói rằng “có nhiều yếu tố mập mờ và liên quan yếu tố chính trị”. Quan chức mà dính đến đường dây vận chuyển chất nổ làm cho người ta đặt câu hỏi nghi vấn rất lớn rằng, liệu động cơ sau đó là gì? Được biết, Yên Bái là vùng đất mà nới đó có những cáo chết rất bất thường liên quan đến chính trị.
Cũng trong năm 2016, năm mà xảy ra vụ giết chết Bí thư và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Yên Bái thì Thiếu tướng Lê Xuân Duy – Tư lệnh Quân khu 2 bị chết đột ngột không lý do. Ông Lê Xuân Duy chết trước ông Phạm Duy Cường và Ngô Ngọc Tuấn 11 ngày. Người thay ông Lê Xuân Duy là tướng thiếu tướng Phùng Sĩ Tấn. Ông Phùng Sỹ Tấn nắm tư lệnh quân khu 2 đến Tháng Chín 2019. Sau đó ông Phùng Sỹ Tấn về hà Nội làm Phó tổng Tham mưu trưởng. Ông Tấn được cho là người thuộc phe ông Phạm Minh Chính trong Bộ Quốc Phòng và bà Phạm Thị Thanh Trà cũng vậy.
Một quan chức cấp tỉnh mà dính đến đường dây buôn bán và vận chuyển thuốc nổ là vấn đề không đơn giản là giúp doanh nghiệp làm kinh tế. Chất nổ là thứ mà nhà nước Cộng sản sợ nhất, bởi chính họ xây dựng chính quyền dựa trên súng đạn thì họ cũng rất sợ những thứ này nhất. Rất có thể, chuyện vận chuyển thuốc nổ không liên quan gì đến thế lực thù địch bên ngoài mà là thế lực bên trong. Bởi tại Yên Bái đã xảy ra chuyện nổ súng mang màu sắc chính trị rúng động.
Bảo Trâm – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Miếng bánh lớn phần ông Tổng bí thư, bánh nhỏ phần Thủ tướng
>>> Trịnh Bá Tư – căm hận ngút trời
>>> Gia nhập thương trường bằng quyền lực chính trị, Vạn Thịnh Phát là bậc thầy!
Đinh Văn Nơi là “pháo tịt” hay có uẩn khuất gì từ vụ bắt người ở Quảng Ninh?