Link Video: https://youtu.be/1I9WvzqZDgI
Ngày 20 tháng 11, báo chí đưa tin, ông Hứa Ngọc Thuận, cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TPHCM đã qua đời vì tai nạn. Nghĩa là ông Thuận chết đang trong lúc khỏe mạnh, chết tai nạn chứ không phải đột quỵ.
Được biết, ông Hứa Ngọc Thuận 67 tuổi, từng làm Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM thời kỳ 2009 – 2016, thời mà ông Lê Hoàng Quân làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP HCM. Nguyên nhân cái chết của ông là do té ngã tại nhà riêng ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP.HCM, và được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM nhưng đã qua đời, hưởng thọ 67 tuổi.
Ông Hứa Ngọc Thuận làm phó cho ông Lê Hoàng Quân từ năm 2009. Tuy nhiên, ông Thuận không bị dính vào vòng lao lý vì phải gánh tội cho ông Lê Hoàng Quân như Nguyễn Hữu Tín, ông Nguyễn Thành Tài, bởi vì lĩnh vực ông Thuận phụ trách là giáo dục và đào tạo, văn hóa – thể dục – thể thao, xuất bản – báo chí, y tế, quản lý dược, lao động – thương binh và xã hội.
Trước khi làm Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố HCM, ông Hứa Ngọc Thuận là Uỷ viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Quản lý đầu tư – xây dựng Khu đô thị Nam Sài Gòn.
Năm 2020, liên quan đến tiêu cực chậm đấu thầu thuốc tại TP. HCM khiến gần 80 tỉ đồng bị “kẹt”. Ông Hứa Ngọc Thuận lúc đó đã về hưu, ông nói rằng, ông đã có giải trình đối với kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc 2 lần cho phép các cơ sở y tế mua sắm thuốc trực tiếp trong khi chờ đấu thầu tập trung năm 2012 – 2013. Điều đặc biệt là ông nói rằng, “Tôi không quen biết doanh nghiệp nào để ưu ái cho ai“.
Cái chết của ông Thuận làm cho xã hội nghi ngờ, đây lại là một cái chết khó hiểu. Điều đáng nói là, báo chí chỉ nói “tai nạn tại nhà” mà không hề đề cập chi tiết tai nạn đó cụ thể ra sao. Nói chung, ở nhà mà bị tai nạn dẫn đến thiệt mạng là xưa nay hiếm. Đặc biệt là khu đô thị Phú Mỹ Hưng là khu cao cấp, môi trường sống an toàn.
Trong lúc vụ án Vạn Thịnh Phát đang bị điều tra, đã có nhiều cái chết liên quan đến Vạn Thịnh Phát, chính vì thế, một cái chết đột ngột và lý do mơ hồ rất khó chấp nhận, đã làm cho các thuyết âm mưu lan truyền. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chưa có bằng chứng nào cho thấy ông Hứa Ngọc Thuận chết có liên quan đến những vụ đại án mà xã hội quan tâm. Ông Thuận đã từng bị cho là tắc trách trong công tác quản lý ngành y tế vì để 80 tỷ bị kẹt và thuốc không đến được với bệnh nhân. Tiêu cực này so với những quan chức khác thì không thấm vào đâu.
Ông Hứa Ngọc Thuận từng là Trưởng Ban Quản lý đầu tư – xây dựng Khu đô thị Nam Sài Gòn, khu dân cư dọc theo trục đường Nguyễn Văn Linh, với chiều dài khoảng chừng 22km, trong đó bao gồm khu Phú Mỹ Hưng nơi ông ở. So với khu Thủ Thiêm, thì khu Nam Sài Sòn ít có điều tiếng hơn và hiện nay chưa có vụ án nào nhắm tới sai phạm của khu dân cư này.
Hồi cuối Tháng Ba, ông Lê Hòa Bình, 52 tuổi, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Nhân dân TP HCM cũng qua đời vì tai nạn ô tô khi ông đang đi Bến Tre dự lễ khởi công cầu Rạch Miễu 2, xe chở ông Bình bị tai nạn ở cao tốc TP. HCM – Trung Lương, đoạn qua huyện Bến Lức (Long An). Nguyên nhân ban đầu được xác định là do ô tô bị nổ lốp sau, tông vào dải phân cách. Ông Bình sau đó chết tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Có lẽ cái chết của ông Thuận cũng tương tự như cái chết của ông Bình là tai nạn thật. Bởi vị trí mà ông Thuận phụ trách thời còn làm phó cho ông Lê Hoàng Quân không dính đến đất đai. Mà hầu hết, những đại án lớn, những sai phạm lớn của quan chức là dính đến giao đất.
Mai Hạnh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Tiếng kêu xé lòng của nạn nhân nhưng kẻ lừa đảo vẫn nhởn nhơ. Ông Tổng Trọng nghĩ sao?
>>> Bộ Công an làm lơ, nhóm lừa đảo tiền số tiếp tục tung chiêu mới và thách thức nạn nhân
>>> Công điện của Bộ Công thương và ca dao mùa thiếu xăng
20/11 và một vài suy ngẫm về nghề giáo