Link Video: https://youtu.be/c1rcalJiLcU
Có thể nói những ngày qua cộng đồng mạng vừa bất bình vừa bất lực với một bản án rất nhẹ dành cho một cựu quan chức cấp bộ. Cụ thể là vào chiều ngày 21 tháng 11, tại phiên tòa xét xử cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị Tòa sơ thẩm tuyên cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang từ 30 – 36 tháng tù, hưởng án treo. 7 bị cáo còn lại trong vụ án được đề nghị từ 18 tháng tù treo đến 10 năm tù giam.
Được biết, vụ án xảy ra tại Bộ Y tế và Tổng Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long gây thiệt hại 3,8 triệu USD cho tài sản Nhà nước. Điều đáng nói là, người có chức vụ cao nhất trong các bị cáo đứng trước tòa lại nhận mức án thấp nhất. Đã có quyền lớn thì phải gắn với trách nhiệm lớn, có trách nhiệm lớn mà để xảy ra sai phạm thì tất nhiên phải nhận mức hình phạt nặng nhất. Tuy nhiên, người được giao quyền lớn để xảy ra sai phạm lớn mà lại chịu hình phạt nhẹ nhất thì chẳng khác nào khuyến khích quan chức cấp cao phạm tội. Đây là tính đặc thù của chế độ này.
Để thấy sự tương phản trong vấn đề dùng cán cân công lí lệch lạc của chế độ này. Chúng tôi xin dẫn lại một vụ án cũ. Đấy là vào ngày 16 tháng 2 năm 2017, Tòa án Nhân dân huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang đã tuyên xử anh Nguyễn Văn Khang sinh năm 1997, trú ấp Phước Chung, xã Mong Thọ 7 năm tù về hành vi “cướp tài sản”. Điều đáng nói là thanh niên này chỉ bắt một con vịt về nhậu. Trị giá tài sản bị Khang và Kiệt chiếm đoạt là 1 con vịt khoảng 3kg theo định giá là 174 ngàn đồng. Do Lê Tuấn Kiệt chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nên chỉ xử lý hành chính.
Ông Cao Minh Quang đã làm Nhà nước mất 3,8 triệu đô la tương đương với 61 tỷ đồng. Số tiền này có thể mua 35,075 ngàn con vịt. Tuy nhiên, ông cự Thứ trưởng được hưởng án treo, còn người thanh niên ăn cắp vịt nhận 7 năm tù giam. Ở đây không phải là số tiền lấy được bao nhiêu mà là hai người khác nhau về địa vị. Ông quan chức kia là Thứ trưởng còn cậu thanh niên kia là thường dân, nên dẫn tới 2 kết quả khác nhau trời vực như thế.
Kiên Giang là lãnh địa của ông Nguyễn Tấn Dũng. Chính ông Nguyễn Tấn Dũng thời còn làm Thủ tướng đã phá nát nền kinh tế đất nước bằng những cú đấm thép. Cú đấm thép là các tổng công ty và tập đoàn nhà nước do chính ông lập ra để đẩy mạnh nền kinh tế đất nước, dựa trên trụ cột là doanh nghiệp quốc doanh. Tuy nhiên, kết quả rất thảm bại. Hàng tỷ đô la thiệt hại nhưng người chủ trương chính sách ấy không hề bị một năm tù nào. Vậy rõ ràng, người có chức càng cao thì càng an toàn, dù cho họ có gây thiệt hại đến tài sản quốc gia như thế nào đi chăng nữa. Đấy là bản chất của chế độ này.
Cộng đồng mạng tỏ ra bất bình với bản án, tuy nhiên tất cả mọi lời phê phán của xã hội đều chỉ là lời nói bay vào hư không, chứ chẳng thể làm được gì để ngành tư pháp chế độ này thay đổi. Trong tuyên truyền, Đảng Cộng sản luôn giương khẩu hiệu “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”. “Của dân” thì không thể vì muốn làm quan phải là đảng viên Đảng Cộng sản, phải nhiều năm tuổi Đảng, phải cao cấp lý luận chính trị, phải có lý lịch tốt… Và tất nhiên Nhà nước này cũng không do dân bầu lên, mà do Đảng cử lên. Bởi trong Quốc hội cũng 96% là đảng viên Đảng Cộng sản và hầu hết là kiêm nhiệm các chức vụ trong bộ máy Nhà nước. Vì Nhà nước như thế nên kết quả là họ không “vì dân” mà chỉ vì đảng viên. Đảng viên càng cao cấp thì sẽ được xử nhẹ tội nếu có xảy ra sai phạm.
Nhà nước này hô hào “cải cách tư pháp” bao năm nay nhưng rồi đâu cũng vào đấy. Tư pháp thiên vị vẫn ngày một nghiêm trọng mà chẳng thấy sự cải tiến nào. Dân ức lắm nhưng bất lực.
Nguyễn Lan – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Người “nhặt củi” cho ông Trọng đột ngột qua đời. Trò chơi quyền lực đến hồi gay cấn?
>>> Báo động về tội ác! Một tù nhân lương tâm bị tắt thở trong ngục vì sự tàn nhẫn của cai ngục.
>>> Lùa được gà Vinhomes giờ cho lùa gà Vinfast. Ai nguyện làm gà hãy chuẩn bị tiền cho Vượng!
Phải chăng đang có trend các đồng chí té lầu?