Link Video: https://youtu.be/jFAWiBf3ESQ
Khi bị pháp luật dí, người ta thường mạnh ai nấy lo. Hầu hết, những vụ trốn thoát khỏi bàn tay Bộ Công an của các chủ doanh nghiệp có dính đến chính quyền, đều không có dấu hiệu tổ chức trốn thoát hàng loạt. Ví dụ như vụ của ông Vũ Đình Duy – cựu Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi dầu khí (PVTex); vụ bà Hồ Thị Kim Thoa – cựu Thứ trưởng Bộ Công thương, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Bóng đèn Điện Quang; vụ ông Bùi Quang Huy – cựu CEO của Công ty Nhật Cường Mobile vv… tất cả đều trốn thoát theo dạng tháo chạy thoát thân mà thôi. Bởi ngoài những cá nhân đó, những người liên quan trong doanh nghiệp đều không kịp trốn thoát và đã bị bắt.
Riêng trường hợp của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn thì khác, bà Nhàn không phải chỉ trốn thoát một mình, mà có đến 7 người khác liên quan cũng đào thoát thành công. Những người đó là: bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty AIC, ông Trần Mạnh Hà – Phó Tổng Giám đốc Công ty AIC, ông Đỗ Văn Sơn – cựu Kế toán trưởng Công ty AIC; bà Nguyễn Thị Sen – nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế và Môi trường; bà Nguyễn Thị Tích – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mopha; ông Ngô Thế Vinh – Giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn kinh doanh trang thiết bị y nha khoa Việt Tiên, ông Nguyễn Đăng Thuyết – nguyên Giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thành An Hà Nội và bà Đỗ Mỹ Hạnh – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Trách nhiệm Quốc tế Cát Vân Sa.
Như vậy, việc trốn thoát này là có tổ chức chứ không phải vội vàng tháo chạy như nhiều trường hợp khác. Việc trốn thoát có tổ chức có lợi hơn là vội vã tháo chạy, bởi có tổ chức là có chuẩn bị. Những người trốn thoát cùng với bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn ắt hẳn là những đầu mối điều tra dẫn đến việc kết tội bà Nhàn. Hiện Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đề nghị mức án kịch khung cho trường hợp hối lộ và thông thầu của bà Nhàn, khoảng 20 năm tù.
Ngoài việc nhá cho bị can mức án kịch khung, thì Viện Kiểm sát cũng kêu gọi Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng 7 người khác đang trốn truy nã ra đầu thú để được hưởng khoan hồng. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số nhà phân tích thì Tòa án Cộng sản chỉ dụ dỗ và ít khi giữ lời. Nếu 7 người kia và bà Nhàn ra đầu thú thì có thể tội sẽ nặng hơn, vì lúc đó nhiều mối điều tra đang bế tắc sẽ được nối lại. Cho nên sẽ không có chuyện 8 người này đầu thú sau khi đã đào thoát khỏi nanh vuốt của Tô Lâm.
Chưa có cá nhân nào có thể tổ chức cho mình và thuộc hạ trốn thoát được khỏi nanh vuốt của Tô Lâm như bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã làm. Ắt hẳn bà Nhàn phải biết kế hoạch vây bắt của Tô Lâm trước khi có lệnh truy tố rất lâu. Điều này cho thấy, phải có người trong ban chuyên án, thậm chí trong nhóm lợi ích của ông Tổng Bí thư tuồn thông tin ra trước. Tức là phải có trùm cuối đạo diễn cho bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và các đồng phạm chạy thoát một cách có kế hoạch.
Theo như thông tin mật mà chúng tôi có được, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn là mắt xích cực kỳ quan trọng trong nhóm lợi ích quân đội có làm ăn với phía Israel. Nhóm lợi ích này khá gần gũi với ông Thủ tướng đương nhiệm. Đấy là những mối quan hệ mà bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn có. Với mối quan hệ lớn như thế thì nguồn tin được tuồn ra trước khi ông Tô Lâm ra tay không có gì là khó.
Vụ án bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bề ngoài là đưa hối lộ, làm sai quy tắc đấu thầu vv… nói chung là tội phạm về kinh tế. Còn mảng làm môi giới buôn bán vũ khí của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn là mảng tối, Đảng không muốn cho dân biết. Tuy nhiên, nếu bắt được bà Nhàn, thì trùm cuối, người có khả năng tuồn tin mật cho bà Nhàn và 7 đồng phạm trốn thoát, sẽ mất hết sự nghiệp chính trị. Vì thế, người đạo diễn cho bà Nhàn và 7 đồng phạm chạy trốn vẫn là ẩn số, chỉ có thể nghi ngờ chứ không thể khẳng định.
Lưu Ly – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Bộ trưởng Nghị “đánh trống bỏ dùi” hay đang nghĩ cách hạ nhóm lợi ích Hà Nội?
>>> Shark Thuỷ và những khoản nợ khó đòi
>>> VIN – ngàn cân treo sợi tóc, canh bạc nào có thể cứu nguy?
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nói “Tau khỏe có chi mô” rồi chỉ đạo công việc?