Link Video: https://youtu.be/-PguwNWcsW4
Người ta cho rằng, bà Trần Thị Nguyệt Thu vợ của ông Nguyễn Xuân Phúc là “trùm cuối” của Việt Á. Công ty Việt Á có đến 80% cổ phần là cổ đông ẩn danh, người nắm những cổ phần lớn này ắt phải có thế và lực rất lớn nên báo chí mới không dám nêu tên.
Vụ Việt Á đã cho vào lò 2 cựu Bộ trưởng và rất nhiều thứ trưởng. Ngoài ra, các giám đốc CDC thì nhiều vô số kể. Vụ án này cũng đã kéo đổ một ông Phó Thủ tướng, nhưng tên tuổi của bà Trần Thị Nguyệt Thu thì vẫn chưa được nêu lên.
Thực ra, bà Trần Thị Nguyệt Thu không hề có quyền lực chính trị. Bà được xem là “trùm cuối” của Việt Á bởi vì bà là vợ của Chủ tịch nước. Tấm áo choàng của ông chồng làm cho bà có uy lớn và lực mạnh. Cũng chính vì cái danh phu nhân Chủ tịch nước, nên đàn em đi theo bà mới đông như vậy. Họ tham gia vì họ nghĩ, cái ô đó sẽ đảm bảo cho họ được an toàn. Tuy nhiên, họ đã nhầm.
Việc ông Nguyễn Phú Trọng dùng Bộ Chính trị ép ông Nguyễn Xuân Phúc phải từ chức cho thấy, ông Nguyễn Phú Trọng không dung thứ cho bà Trần Thị Nguyệt Thu. Muốn bắt bà Thu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, thì trước hết phải lột bỏ chiếc áo choàng “đệ nhất phu nhân” của bà. Mà để phế truất danh hiệu đệ nhất phu nhân, thì không thể ép bà li dị chồng, chỉ có thể phế truất chồng bà ra khỏi vị trí Chủ tịch nước.
Như vậy, câu hỏi đặt ra là, việc phế truất ông Nguyễn Xuân Phúc có phải là bước dọn đường để truy tố bà Trần Thị Nguyệt Thu? hay chỉ đơn giản phế truất, để ông Nguyễn Xuân Phúc không còn là cái ô che chở cho bà vợ làm bậy?
Thực ra, những tin tức từ bên trong đưa ra cũng khá hạn chế, thoibao.de cố gắng tìm kiếm nguồn tin tốt nhất để cung cấp cho bạn đọc. Tuy nhiên, có những thỏa thuận bí mật mà không ai biết, ngoài đương sự. Với kinh nghiệm phân tích tình hình chính trường Việt Nam, chúng tôi sẽ đưa ra một số giả định mà chúng tôi cho là có khả năng xảy ra cao nhất.
Có hai khả năng có thể xảy ra, một là, sau khi ông Nguyễn Xuân Phúc mất quyền lực chính trị, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ cho Tô Lâm khởi tố bà Trần thị Nguyệt Thu. Bởi nếu không còn là đệ nhất phu nhân, thế và lực của bà Thu yếu hơn Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh rất nhiều.
Khả năng thứ nhì là có thỏa thuận chính trị. Ông Nguyễn Xuân Phúc thỏa thuận rút lui để cho vợ an toàn trước luật pháp.
Hình thức thỏa thuận miệng trước ván cờ chính trị lớn cũng đã từng được ông Nguyễn Tấn Dũng áp dụng khi rời khỏi chính trường. Đó là ghế Chủ tịch Quốc hội cho Nguyễn Thị Kim Ngân và thành viên Bộ Chính trị cùng với ghế Bí thư thành Ủy TP. HCM cho Đinh La Thăng.
Cũng cần nói thêm về con người ông Nguyễn Phú Trọng. Ông từng thỏa thuận để Đinh La Thăng vào Bộ Chính Chính trị, nhưng đó chỉ là nước cờ để cho Nguyễn Tấn Dũng nhả quyền lực. Khi Nguyễn Tấn Dũng đã buông bỏ quyền lực, thì lập tức Nguyễn Phú Trọng tìm cách truất phế và bỏ tù Đinh La Thăng.
Về mặt luật pháp thì bỏ tù Đinh La Thăng là không oan. Nhưng trong trò chơi chính trị, ông Nguyễn Phú Trọng đã “lật kèo” khi ra tay hạ Đinh La Thăng. Còn bà Nguyễn Thị Kim Ngân, phần là phụ nữ, phần bà không để lại tai tiếng gì, nên ông Trọng để cho ngồi yên ở ghế Chủ tịch Quốc hội.
Câu chuyện ông Nguyễn Phú Trọng “lật kèo” trên bàn cờ chính trị là chuyện không mới. Ông Đinh Thế Huynh từng là một hạt giống được ông Trọng chọn, nhưng rồi cũng bị ông loại ra khỏi ghế Thường trực Ban Bí thư giữa nhiệm kỳ, với nguyên nhân rất bí ẩn.
Ông Nguyễn Phú Trọng là người làm chính trị chuyên nghiệp, là người thâm trầm và có toan tính hơn người. Cho nên, nếu ông Nguyễn Xuân Phúc có thỏa thuận rút lui để an toàn cho vợ, thì vợ ông chưa chắc đã được an toàn. Trò chơi chính trị nó thế, họ không giữ lời hứa bao giờ.
Mai Hạnh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Những bình luận xung quanh vụ Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ chức
>>> Ông Phúc thôi chức Chủ tịch nước gây xôn xao dư luận trong nước và truyền thông quốc tế
>>> Báo chí thế giới vẫn tiếp tục quan tâm vụ hai Phó Thủ tướng Việt Nam bị bãi nhiệm
“Công lao” 10 năm quật và đì, ông Trọng làm Sài Gòn tan hoang, sa sút nội lực