Bộ Quốc phòng được xem là nơi tranh chấp giữa ông Tổng Bí thư và ông Thủ tướng. Ở bản tin trước, Thoibao.de đã phân tích rằng, giữa ông Tổng Bí thư và ông Thủ tướng mỗi ông đều có lợi thế riêng. Ông Nguyễn Phú Trọng có lợi thế là Bí thư Quân ủy Trung ương nên lợi thế ban phát chức tước đang nằm trong tay ông Tổng. Còn ông Thủ tướng đang lợi thế nắm đường dây kinh tài của Bộ Quốc phòng nên cột được nhiều tướng tá vào chung lợi ích. Mà cả chức tước và tiền tài đều quan trọng với quan chức. Vậy nên tranh chấp xảy ra khá căng trong Bộ Quốc phòng, nó quyết định cuộc chơi có ngã ngũ hay không?
Ai cũng nhìn thấy, lợi thế của ông Tổng Bí thư là bắt bớ và trừng trị, ông bắt khá nhiều, tuy nhiên, không phải đường dây kinh tài nào cũng dính tới ông đương kim Thủ tướng. Tầm như Thủ tướng thì không thể “ăn vặt” được, và ăn thật kín không dễ bị phát giác.
Để đốn được cây cổ thụ nấp sâu trong rừng, thì ông Tổng Bí thư phải đốn hạ những cây nhỏ để dọn đường vào rừng đốn gỗ lớn. Đó là nguyên tắc mà ông Nguyễn Phú Trọng thường vận dụng trong chiến dịch đốt lò của ông. Để đốn ngã Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh, Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh và mới đây là đốn cây đại thụ Nguyễn Xuân Phúc thì trước đó cả năm ròng, ông nguyễn Phú Trọng cho đốn hàng tá các quan chức cấp tỉnh, đặc biệt là các giám đốc CDC rất nhiều. Đấy là vụ án Việt Á, còn vụ chuyến bay giải cứu cũng thế, ông Trọng cho bắt rất nhiều quan chức “tép riu” rồi sau đó mới đến Phạm Bình Minh.
Sau kỳ nghỉ Tết, Bộ máy Chính quyền Cộng sản giờ cũng đã đi vào làm việc bình thường, công tác “đánh đấm” giành quyền lực cũng vì thế mà khởi động. Đảng Cộng sản có đến 5 triệu đảng viên, chỉ cần một phần mười con số trong đó là quan chức thì cũng là con số rất lớn. Cho nên việc đánh Đông dẹp Tây của ông Trọng là công việc làm đến hết đời ông và thêm nhiều đời nữa cũng không hết việc nên phải tranh thủ.
Ngày 2/2, báo chí trong nước cho biết, ông Nguyễn Văn Sơn – cựu Trung tướng, cựu Tư lệnh Cảnh sát biển – bị cáo buộc cùng với 4 cấp tướng khác dưới quyền bị truy tố về tội tham ô 50 tỷ đồng từ ngân sách mua thiết bị rồi chia nhau.
Có thể nói, với một Trung tướng mà ăn chỉ 50 tỷ là “ăn vặt”, mà 50 tỷ lại chia cho 5 người thì con số này không lớn. Trong Bộ Quốc phòng có những gói lại quả mà theo dự đoán của một số nhà phân tích là có thể lên đến 500 triệu đô la với hợp đồng mua tàu ngầm Kilo trước đây. Tuy nhiên, không phải ai cũng có mâm có cỗ để ăn lớn nên đành phải ăn vặt.
Thông thường, để ăn đậm, người ta hình thành nên nhóm lợi ích thật vững để bao che cho nhau, và làm thật kín để tránh bị “thế lực thù địch” đánh thủng thành trì tham nhũng, có thế khi hạ cánh thì mới an toàn kê cao gối ngủ. Khi tại chức người ta đã không làm những việc tử tế như thế nên khi về hưu mới có nguyện vọng “làm người tử tế”. Không biết, ông Nguyễn Phú Trọng có dám công vào thành trì kiên cố này hay không?
Ngoài dự án tàu ngầm Kilo, hiện nay trong Bộ Quốc phòng còn đó những gói thầu cung cấp vũ khí của phía Israel mà đặc biệt là những gói thầu có liên hệ tới bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Đầu năm ông Nguyễn Phú Trọng cho lôi tướng ăn vặt ra xử liệu ông Nguyễn Phú Trọng có dụng ý gì hay không? Từ trước Tết, ông Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc đã có phét biểu nhắm vào tướng tá quân đội, đấy là lời tuyên chiến của ông Nguyễn Phú Trọng mặc dù nó được nói quan miệng của ông Phan Đình Trạc.
Bộ Quốc phòng đang rất thối nát, bao nhiêu tướng tá ăn đậm nhưng máy bay huấn luyện thì không chịu thay mới để lính phải mất mạng. Đây là cơ hội để ông Trọng làm một trận càn quét trong Bộ Quốc phòng. Với việc nhắm vào Bộ Quốc phòng mà bổ, ắt ông Trọng làm cho khối tướng tá phải run.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo:
https://laodong.vn/phap-luat/truy-to-cuu-tu-lenh-canh-sat-bien-chu-muu-tham-o-50-ti-1143430.ldo