Link Video: https://youtu.be/4far4WYKtO8
Trong thông cáo báo chí đăng tải trên justiceformyanmar.org hôm 1/2, tổ chức Công lý cho Myanmar, một tổ chức dân sự đấu tranh cho công lý và nhân quyền đã đưa ra danh sách 22 công ty dịch vụ dầu mỏ hiện đang hỗ trợ ngành dầu khí của chính quyền quân sự Miến Điện. Danh sách bao gồm các công ty của nhiều quốc gia như Mỹ, Singapore, Indonesia… và đặc biệt là PetroVietnam.
Tổ chức Justice For Myanmar phát hiện và tố cáo rằng PetroVietnam “đã tiếp tục làm việc tại Myanmar, giúp cung cấp khí đốt và mang lại doanh thu quan trọng cho chính quyền.” Theo đó, tập đoàn này vừa tuyên bố có hợp đồng sau âm mưu đảo chính bất hợp pháp của quân đội Myanmar.
Trong một bài báo đăng tải ngày 8/2, Đài Á Châu Tự Do cho biết Yadanar Maung, phát ngôn viên của tổ chức Công lý cho Myanmar viết trong email gửi tờ báo này:
“PetroVietnam dính máu vì hoạt động trong một ngành cung cấp tài chính cho chính quyền quân sự bất hợp pháp Myanmar, một chế độ tiến hành chiến dịch khủng bố chống lại người dân.
PetroVietnam đang giúp đảm bảo tiền từ ngành dầu khí tiếp tục chảy vào chính quyền quân sự Myanmar để giúp chính quyền này mua vũ khí và nhiên liệu máy bay nhằm duy trì các cuộc tấn công đang diễn ra của chính quyền quân sự.
Chúng tôi kêu gọi PetroVietnam ngay lập tức đình chỉ hoạt động đối với các dự án đang tài trợ cho quân đội.”
Người phát ngôn của Justice for Myanmar đưa ra quan ngại đối với các giao dịch của các đối tác Việt Nam tại Myanmar trong bối cảnh chính quyền quân sự đang tiến hành những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Trong lúc cộng đồng thế giới chưa có biện pháp trừng phạt cứng rắn thì việc Việt Nam quay trở lại là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc thật sự càng đáng lo ngại hơn nữa.
Bà Wai Wai Nu, Giám đốc Mạng lưới Hòa bình của Phụ nữ có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã nêu nhận định với VOA trong một bài báo vào ngày 7/2 về sự tiếp tay của doanh nghiệp Việt Nam do nhà nước quản lý đối với các doanh nghiệp quân đội Myanmar như sau:
“Các khoản đầu tư lớn vào Myanmar là từ Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ. Các quốc gia này có mối quan hệ rất chặt chẽ về lợi ích kinh doanh cũng như các lợi ích địa chính trị khác ở Myanmar.
Tôi có thể nói rằng lợi ích kinh doanh của họ hoặc các lợi ích khác của họ có thể không bền vững nếu chế độ độc tài mất đi bởi vì nếu như chúng ta không thấy sự ổn định, chúng ta không có hòa bình ở Myanmar, thì kết cuộc rồi các doanh nghiệp sẽ tiêu tan và sẽ không có bất kỳ lợi ích nào, hay sự bảo vệ lợi ích nào cho của họ ở Myanmar”.
Vào đầu tháng 2/2021, lực lượng vũ trang Miến Điện đã tiến hành cuộc đảo chính bất hợp pháp chống chính quyền dân sự hợp pháp của cựu Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi.
Theo tổ chức Công lý cho Miến Điện, nhân dân lên án cuộc đảo chính và chính quyền quân đội đã tiếp tục chiến dịch khủng bố trên khắp đất nước nhằm giáng trả sự phản đối của người dân.
Theo số liệu do Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị của Miến Điện, Công lý cho Myanmar khẳng định chính quyền quân sự đã sát hại hơn 2.900 người và bắt bớ trái phép khoảng 17.000 người, đồng thời thực hiện những chiến dịch oanh tạc và pháo kích vô tội vạ trên toàn quốc gia, tàn sát người dân, phá huỷ nhà cửa và khiến hơn 1,1 triệu người khác phải di tán khỏi nơi ở để lánh nạn.
Công lý cho Miến Điện khẳng định nền kinh tế dầu khí là nguồn thu ngoại tệ lớn nhất đối với chính quyền quân sự. Doanh thu từ dầu khí có thể dùng cho mua đạn dược, nhiên liệu bay cùng nhiều nguồn cung khác để giúp chính quyền quân sự tiếp tục tiến hành những tội ác chống lại người dân nước này.
“Đã có hàng trăm nghìn người ký tên thỉnh nguyện và thư kêu gọi các công ty dầu khí quốc tế ngừng hợp tác với chính quyền quân sự Myanmar.” tổ chức Công lý cho Myanmar cho biết trong thông cáo của mình.
Minh Vũ – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Nhìn hổ “thịt mồi”, Thủ Chính có chuẩn bị thế võ phòng thân?
>>> Cậu út nhà Ba Dũng đến vùng sát khí Yên Bái, vùng đệm của những thế lực nào?
>>> Vạn Thịnh Phát, Tô Lâm tưởng “nạc” nhưng hóa ra là “khúc xương khó gặm”
Đảng nuôi dưỡng một hệ thống truyền thông dối trá