Bộ Giáo dục đã quá nhiều tiêu cực, không chỉ thời ông Nguyễn Kim Sơn mà cả thời ông Phùng Xuân Nhạ, hay trước đó, thời ông Phạm Vũ Luận vẫn thế. Vẫn nhan nhản tiêu cực mà không xử lý được. Tiêu cực đời trước vẫn duy trì và dồn vào nhiệm kỳ sau, cứ như thế, ngành giáo dục ngày một xuống dốc, bất chấp Bộ Giáo dục hô hào cải tiến hết đợt này đến đợt khác.
Ngày 13/2 vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Họ khởi tố tội thứ nhì đối với em họ ông Nguyễn Xuân Phúc, là bà Nguyễn Thị Thanh Thủy. Trong đợt khởi tố này, Bộ Công an đã khởi tố thêm 3 người nữa, đó là: Nguyễn Đức Thái, sinh năm 1962, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Nhà xuất bản Giáo dục; Đinh Quốc Khánh, sinh năm 1970, nguyên Phó Trưởng Ban Kế hoạch Marketing Nhà xuất bản Giáo dục; Tô Mỹ Ngọc, sinh năm 1980, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cổ phần Giấy Phùng Vĩnh Hưng TP. HCM.
Được biết, ông Nguyễn Đức Thái cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, cùng các bị cáo khác, bị cáo buộc gây thất thoát từ chênh lệch mua giấy in, từ một công ty tư nhân, lên đến trên 200 tỷ đồng. Đây chỉ mới là những con số ban đầu, còn phải chờ cơ quan điều tra Bộ Công an kết luận.
Vụ án đánh vào em họ của ông Nguyễn Xuân Phúc giờ đây lở đến Nhà xuất bản Giáo dục. Báo chí đã được chỉ đạo đặt câu hỏi về mối liên hệ giữa lãnh đạo Bộ Giáo dục với Nhà xuất bản Giáo dục như thế nào, mà để tiêu cực xảy ra một thời gian dài? Câu này dành sự trả lời cho ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an.
Ngày 21/2, báo Vietnamnet có bài viết “Trục lợi từ sách giáo khoa: Tội ác và di chứng khôn lường”. Tờ báo này dùng từ rất nặng, đó là từ “tội ác”, cách dùng từ này mang tính đánh đấm khá rõ ràng. Đọc hết bài báo, người thạo tin không thể không liên tưởng tới trò dọn đường cho Bộ Công an, để phanh phui sâu hơn vụ án này. Ngoài ra, tờ báo này còn nói rằng, “ “sâu to” lộ diện, không ít người vẫn thấy choáng váng”. Sâu to là ai trong vụ án này? Có lẽ những quan chức Nhà xuất bản Giáo dục chưa đủ để gọi là “sâu to”. Sâu to thì phải cỡ Ủy viên Trung ương Đảng hoặc Ủy viên Bộ Chính trị.
Bộ Giáo dục cũng đã lòi ra “sâu to” rồi, đó là ông Phùng Xuân Nhạ, ông này đã bị kỷ luật về mặt Đảng khi ông còn làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, không hiểu sao, đến giờ ông Nguyễn Phú Trọng vẫn đang chần chừ, chưa quẳng ông Nhạ vào lò như Nguyễn Thanh Long hay Chu Ngọc Anh?
Có ý kiến cho rằng, có thể vụ án Nhà xuất bản Giáo dục đang lở loét ra, khiến nhiều nhân vật lớn phải thành củi. Ông Nguyễn Phú Trọng có lẽ là đang muốn gom hàng để cho vào lò luôn thể. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang là cái ung nhọt lớn. Nhiều sai phạm kéo dài từ thời ông Phùng Xuân Nhạ đến thời ông Nguyễn Kim Sơn.
Giáo dục Việt Nam vốn đã nát, giờ lại càng quá nát. Ngành nào cũng đầy rẫy quan chức trục lợi và ngành giáo dục cũng không ngoại lệ. Đúng là “ăn của dân không chừa thứ gì”, đúng như bà cựu Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã từng nói. Ăn đến nỗi mà người cùng Đảng với nhau vẫn thấy không thể nào khỏa lấp được, mà phải thừa nhận sự thật như thế.
Bộ Giáo dục đang bơm vào đầu dân đen nền giáo dục Xã hội Chủ nghĩa bệnh hoạn, nhưng con em của quan chức thì được cho đi du học, mà đi du học bằng tiền mồ hôi nước mắt của dân đen mới căm phẫn chứ? Không biết ông Nguyễn Phú Trọng xem, trong Bộ Giáo dục, quan chức nào cho con sang Âu Mỹ du học, cần phải lôi ra ánh sáng hết. Thật là dối trá.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo:
https://laodong.vn/giao-duc/cac-nuoc-tren-the-gioi-su-dung-sach-giao-khoa-nhu-the-nao-1148369.ldo
https://vietnamnet.vn/truc-loi-tu-sach-giao-khoa-la-toi-ac-2111600.html