Link Video: https://youtu.be/BDCbXN7iCWc
VOA ngày 10/3 đưa tin “Cưỡng chế đất gây bức xúc do “không minh bạch” ở Ninh Thuận”.
Theo bài báo, vào ngày 21/2, Ủy ban Nhân dân huyện Thuận Nam tỉnh Ninh Thuận đã đưa thông báo cưỡng chế thu hồi đất đến 18 hộ gia đình trong khu vực, để thực hiện “Khu dân cư phục vụ dự án đường Văn Lâm – Sơn Hải” theo một quyết định do ông Trương Xuân Vỹ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Thuận Nam, ký ban hành ngày 11/1/2023. Theo thông báo này, chính quyền địa phương sẽ cưỡng chế 13.125,7 m² đất nằm trong dự án.
Sự việc này đã gây ra nhiều bức xúc với người dân địa phương.
VOA dẫn lời một số người dân nói rằng, chính quyền đưa ra thông báo này mà không tham khảo ý kiến của người dân địa phương, không cho người dân biết dự án đó sẽ thực hiện ở nơi họ cư trú. Ngoài ra, thông báo của Ủy ban Nhân dân huyện Thuận Nam nêu rõ thời gian thực hiện thu hồi đất sẽ bắt đầu từ 7h ngày 28/2, trong khi, thông báo được gửi tới các hộ gia đình bị ảnh hưởng là ngày 21/2. Có nghĩa là, chỉ có 7 ngày để người dân chuẩn bị cho việc cưỡng chế đất.
Trước đó, vào ngày 13/2, một số hộ dân xã Phước Nam, huyện Thuận Nam đã khiếu nại đến Trụ sở tiếp công dân tỉnh Ninh Thuận. Họ sẽ không chấp nhận các quyết định cưỡng chế đất của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Thuận Nam và yêu cầu ngưng triển khai dự án đường Văn Lâm – Sơn Hải đồng yêu cầu bồi thường theo giá trị thị trường nếu như tiếp tục thực hiện. VOA cho hay.
Ủy ban Nhân dân huyện Thuận Nam đã tổ chức hai cuộc họp với dân để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, cũng như những vụ cưỡng chế đất khác, họ chỉ trả lời, giải thích theo quan điểm của họ và phớt lờ ý kiến của dân.
VOA cho biết, bà Thập Thị Thu Thích, một trong 18 hộ dân bị cưỡng chế đất, đã gửi đơn kiến nghị đến Ủy ban Nhân dân xã Phước Nam và Ủy ban Nhân dân huyện Thuận Nam về việc nhà của bà bị thu hồi và muốn giữ lại căn nhà để “an cư lạc nghiệp”. Bà Thích đã vay ngân hàng để lấy tiền xây nhà, và khi huyện Thuận Nam ra quyết định thu hồi đất, gia đình bà Thích vẫn còn phải đang trả nợ ngân hang. Bà Thích yêu cầu huyện phải có trách nhiệm trả nợ số tiền mà bà đã vay trước đó, nhưng yêu cầu không được giải quyết và đến nay vẫn chưa có phản hồi. Bà Thích cho biết, chính quyền chỉ bồi thường đất với 18.000 đồng/m², chứ không bồi thường nhà. Tổng cộng giá trị bồi thường mà bà nhận được là 39 triệu đồng.
Một người khác cũng bị ảnh hưởng là ông Kiều Văn Hoá. Ông Hóa nói với VOA vào ngày 7/3 rằng, có một số hộ dân còn không nhận tiền đền bù, và bắt buộc phải ký giấy trả mảnh đất của mình cho nhà nước. Ông cho biết, có những hộ dân vay tiền ngân hàng, mà phải có chính quyền địa phương ký giấy cho vay thì mới được xây cất nhà.
“Tại sao khi dính vô quy hoạch chính quyền xã hay chính quyền huyện không ra thông báo gì? Để bây giờ xây nhà lên, xong rồi bắt buộc người ta phải thu hồi đất, muốn cưỡng chế, đập phá nhà người ta. Vấn đề này nói chung tôi cũng rất là bức xúc”, ông Hoá cho biết.
Ông Thành Thanh Dải, đại biểu dân sự của dân tộc Chăm trong hệ thống dân sự tại Liên Hiệp Quốc, chia sẻ với đài VOA vào ngày 2/3 rằng, sau khi thực hiện cưỡng chế vào ngày 28/2, chính quyền địa phương cấm người dân chụp hình, quay phim, trao đổi với cơ quan báo chí, không cho họ biết thêm thông tin, và đuổi họ ra khỏi địa bàn mà họ đang sinh sống.
“Việc làm, hành xử của chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện, và cấp địa phương không có rõ ràng, không minh bạch, không đúng theo quy trình dự án của một nhà nước”.
VOA dẫn lời người dân cho biết, có một sự chênh lệch rất lớn khi giá trị bồi thường 18.000 đồng/m² áp theo Quyết định 1321 của Ủy ban Nhân dân huyện Thuận Nam, so với thời giá hiện nay theo biến động của thị trường.
Được biết, Dự án đường Văn Lâm – Sơn Hải dài hơn 13km, có đoạn đi qua huyện Ninh Phước và nhiều xã trong địa bàn huyện. Đây được xem là “dự án trọng điểm”, theo kế hoạch 2021 – 2025 được cả Hội đồng Nhân dân tỉnh Ninh Thuận và UBND tỉnh phê duyệt. VOA cho biết thêm.
Ở Việt Nam, đất đai thuộc “sở hữu toàn dân” và chính điều này đã gây nên rất nhiều oan trái, làm hình thành một lực lượng được gọi là “dân oan”, bao gồm những người chịu oan sai do các dự án bất động sản gây ra. Thậm chí, cưỡng chế đất từng gây ra cái chết bi thảm của cụ Lê Đình Kình ở Đồng Tâm.
Thông thường, báo chí nhà nước sẽ lờ những vụ này đi và không đưa tin hoặc chỉ đưa tin theo hướng có lợi cho nhà nước, vụ ở Ninh Thuận hiện nay cũng vậy, báo chí quốc doanh im thin thít.
Chính sách đất đai này, đúng như lời ông Dải nói, “rất phi nhân đạo và vi phạm nhân quyền rất là trầm trọng”.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Cạn tiền, ế hàng, Vượng Vin muốn buông VinFast?
>>> Lê Trương Hải Hiếu buông “khối chì” Lê Thanh Hải vớ “phao” Võ Văn Thưởng?
>>> Trò chơi “thay ngựa giữa dòng”, búa tạ ông Tổng đánh nát “chuột”?
Truyền thông nhà nước nói không đủ nguồn lực cạnh tranh với nền tảng mạng xã hội