Link Video: https://youtu.be/zFSZdsnxB3s
Vụ 4 tiếp hàng không VietNam Airline bị phát hiện mang ma túy, bị bắt giữ ngày 16/3, rồi lại được thả ra 22/3 vừa qua đang dậy song dư luận với rất nhiều ý kiến trái chiều.
Phân tích về sự kiện này, Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Thành Tô từ Úc đã có bài viết trên BBC Tiếng Việt ngày 25/3. Theo Luật sư Tô, có 2 trường hợp có thể xảy ra trong quá trình xử lý vụ án này.
Trường hợp thứ nhất, theo Luật sư Tô, đó là các nhân viên hàng không này có hành vi cấu thành tội phạm. Trong trường hợp này, phải xem xét mức án có thể áp dụng cho họ.
Luật sư Tô cho biết, mức án đối với tội vận chuyển ma túy trái phép dựa theo Điều 248 Bộ luật Hình sư 2015, theo đó, mức án cụ thể được xác định dựa vào số lượng và loại chất ma túy, tính chất và hậu quả của việc mua bán trái phép chất ma túy.
Luật sư nhận xét, tuy lực lượng chức năng đã thu giữ được khoảng 4.300 gam viên nén màu xám và 80 gam chất bột màu trắng trong hành lý của các tiếp viên này, nhưng để xác định loại ma túy này là gì và có thuộc danh sách các loại ma túy cấm hay không, cần có kết quả giám định khoa học kỹ thuật.
Luật sư Tô cho biết, ngoài việc xác định loại ma túy, còn phải xem xét các yếu tố khác, như:
– Tính chất và hậu quả của việc mua bán chất ma túy: Có gây ra thiệt hại cho sức khỏe của người sử dụng hay không? Có gây ra nguy hiểm cho an ninh quốc gia hay không? Có liên quan đến các tổ chức phi pháp hay không?
– Nhân thân của người phạm tội: Có tiền án tiền sự hay không? Có thành tích trong công việc hay không? Có khai báo thành khẩn hay không? Có giúp sức điều tra hay không?
– Động cơ và mục đích của người phạm tội: Làm vì sao? Vì ai? Với ai?
– Hoàn cảnh và điều kiện của người phạm tội: Bị ép buộc hay tự ý? Bị lợi dụng hay biết rõ hậu quả?
Trường hợp thứ hai, nếu những người vận chuyển hoàn toàn không biết được hàng nhờ xách tay là ma túy. Đồng thời họ có đầy đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh là mình không biết, không cố ý thực hiện hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy, thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.
Tuy nhiên, theo Luật sư, để chứng minh minh người vận chuyển không biết hàng được nhờ xách là ma túy, là một việc rất khó khăn, do khó tìm được các bằng chứng để chứng minh.
Phía công an có trách nhiệm điều tra và tìm ra bằng chứng, rồi dựa theo những bằng chứng để đưa ra kết luận.
Luật sư lấy dẫn chứng một vụ án đã xảy ra ở Lai Châu để minh họa. Trong vụ án này, ông Sùng A Vàng (sinh năm 1980), dân tộc Mông, trú tại bản Nà Cùn, xã Nậm Nhùn, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu là bị cáo. Ông Vàng bị bắt ngày 24/9/2020, khi mang theo một chiếc ba lô đi từ bản Nà Cùn sang bản Bồng Lão (xã Nậm Nhùn) để giao cho một người khác. Khi đi qua khu vực cầu Thia Phìn (xã Nậm Nhùn), ông Vàng đã bị công an bắt giữ. Qua kiểm tra, trong ba lô có 10 gói nylon chứa 10 kg heroin.
Tại tòa, ông Vàng khai rằng không biết trong ba lô có ma túy, chỉ mang giùm theo yêu cầu của một người lạ mặt và nhận 500.000 đồng tiền công.
Tuy nhiên, Hội đồng xét xử đã không tin vào lời khai của ông Vàng vì các lí do sau:
- Heroin trong ba lô do ông Vàng mang, được đóng gói thành các gói nylon to, rất dễ nhận biết.
- Điện thoại di động của ông Vàng có rất nhiều cuộc gọi và tin nhắn với một số người có liên quan đến đường dây ma túy. Các cuộc gọi và nhắn tin này có nội dung liên quan đến việc giao nhận hàng hóa, thời gian và địa điểm giao hàng.
- Thu nhập của ông Vàng rất thấp, không tương xứng với mức chi tiêu cao của ông Vàng trong thời gian qua.
Do đó, Hội đồng xét xử đã kết luận rằng, ông Vàng đã cố ý tham gia vào hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy và đã tuyên phạt ông Sùng A Vàng 18 năm tù giam về tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
Nếu trong trường hợp chứng minh được 4 tiếp viên này chỉ vô tình mang theo ma túy thì họ vẫn có thể bị xử lý theo quy chế lao động của hãng hàng không Vietnam Airlines. Họ có thể bị coi là đã vi phạm các quy tắc an ninh hàng không; đã làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của hãng; đã thiếu cẩn trọng và chủ quan khi nhận mang giùm hàng hoá cho người lạ… Hình thức xử lý có thể là cảnh cáo, khiển trách, giảm lương hoặc sa thải tuỳ theo mức độ vi phạm.
Luật sư Tô dẫn quy chế lao động của hãng hàng không Vietnam Airlines, theo đó, không có quy định cụ thể về việc tiếp viên có được nhận chuyển hộ hàng hoá có nhận thù lao, khi đang làm nhiệm vụ tổ bay hay không. Tuy nhiên, theo một số luật sư chuyên về lĩnh vực hàng không và an ninh xã hội, việc này là rất nguy hiểm và có thể gây ra những rủi ro lớn cho tiếp viên, cũng như cho an ninh hàng không. Họ khuyến cáo tiếp viên tuyệt đối không cho người lạ gửi nhờ hàng hoá khi đi công tác ở nước ngoài, hoặc khi về Việt Nam.
Ý Nhi – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Đinh Văn Nơi đi trước, Trần Cẩm Tú chạy theo sau. Tiểu tướng dắt mũi quan to, dễ gặp họa
>>> Huệ Vương dẫn nhóm Nghệ An tiến đến vai trò thống trị
>>> Bà Trương Thị Mai muốn làm “người đàn bà thép”? Bà thọc tay vào Công an
>>> Vy Oanh kêu cứu, choảng với Chị Hằng, chưa thua sao đã hoảng?
Thông tin mới nhất về “động vật nguồn gốc” của Covid 19