Link Video: https://youtu.be/Sw6R8iTIVa4
Theo thông tin mới nhất từ RFA ngày 20/4, cho biết, Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan đã tiến hành một cuộc điều tra, liên quan đến một người tị nạn chính trị Việt Nam bị mất tích ở Bangkok, nhưng lại xuất hiện ở Việt Nam và sau đó bị bắt giữ. Cụ thể, blogger Đường Văn Thái, còn được biết đến với tên gọi Thái Văn Đường, có kênh Youtube với gần 120.000 người theo dõi và thường xuyên chia sẻ thông tin thuộc dạng “cung đình” của nhiều lãnh đạo Nhà nước Việt Nam, đã bị mất tích tại Pathum Thani, Thái Lan vào chiều muộn ngày 13/4.
Ba ngày sau khi ông Thái mất tích, truyền thông Việt Nam đưa tin rằng, ông Thái đã bị bắt giữ tại Hà Tĩnh, sau khi ông xâm nhập trái phép từ Lào vào Việt Nam ngày 14/4.
Bà Grace Bùi, một nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Việt sống tại Bangkok, cho biết, Lực lượng Cảnh sát Đặc nhiệm đã liên lạc với bà và nhóm bạn của ông Thái, để tìm hiểu thông tin về trường hợp này và khả năng ông bị bắt cóc và dẫn giải bởi mật vụ Việt Nam.
Bà Bùi tin rằng, vụ việc này lớn hơn vụ của Trương Duy Nhất (bị bắt cóc ở Bangkok vào năm 2019) và rằng cảnh sát Thái không có liên quan đến vụ việc này. Tuy nhiên, bà nghi ngờ rằng, Việt Nam là nước có thể đã gây ra vụ việc này.
RFA cũng cho biết rằng, bà Bùi cùng với nhóm bạn bắt đầu thu thập thông tin về ông Đường Văn Thái trước khi bị mất tích để phản bác thông tin mà phía Việt Nam đưa ra. Đồng thời, nhóm cộng tác chặt chẽ với nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, để làm rõ sự vi phạm nhân quyền của Hà Nội và bảo vệ người tị nạn Việt Nam ở Thái Lan.
Theo RFA, Facebooker Lộc AnHà là người cuối cùng có liên lạc với Đường Văn Thái, trước khi ông Thái mất tích. Ngày 13/4, ông Đường đã đến một tiệm cà phê tại Pathum Thani để gặp Lộc AnHà. Họ uống cà phê cùng nhau và chia tay, sau đó ông Thái quay trở về phòng trọ của mình. Tuy nhiên từ đó, không ai có thể liên lạc được với ông nữa.
Đến này 16/4, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông báo trên trang web chính thức việc phát hiện một “đối tượng không có giấy tờ tuỳ thân, xâm nhập trái phép vào Việt Nam qua đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới thuộc xã Sơn Kim 1“.
Mặc dù việc Công an bắt giữ ông Đường Văn Thái tại Việt Nam với lý do xâm nhập biên giới trái phép, nhưng sự việc này đang thu hút sự chú ý của nhiều tổ chức nhân quyền và cộng đồng quốc tế. Nhiều người cho rằng, vụ việc này là một minh chứng cho việc chính quyền Việt Nam đang tìm cách bắt giữ các nhà báo, người hoạt động dân chủ và những người chống lại chế độ Cộng sản đang tị nạn bên ngoài Việt Nam.
Hơn nữa, vụ việc này cũng dấy lên sự lo ngại của cộng đồng người Việt tị nạn tại Thái Lan đối với an ninh và sự an toàn của họ. Với nhiều người tị nạn, việc bị truy nã và bắt giữ có thể dẫn đến nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam và đối mặt với sự trả thù của chính quyền.
Trong bối cảnh này, cộng đồng quốc tế đang kêu gọi chính quyền Thái Lan và Việt Nam phải đảm bảo an toàn và quyền lợi của những người tị nạn. Ngoài ra, các tổ chức nhân quyền quốc tế cũng đang lên tiếng yêu cầu đưa ra các biện pháp cần thiết để bảo vệ những người phải đối mặt với nguy cơ bị bắt giữ và trục xuất từ Thái Lan về Việt Nam.
RFA đưa tin thêm rằng, hơn 300 người tị nạn Việt Nam ở Thái Lan đã ký một kiến nghị thư gửi cho các tổ chức của Liên Hợp Quốc, đặc biệt là Văn phòng Cao uỷ về người tị nạn (UNHCR) ở Bangkok, và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế để yêu cầu điều tra vụ việc, thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh cho họ, và đẩy mạnh việc định cư cho họ ở quốc gia thứ ba.
Thư kiến nghị được đại diện những người tị nạn gửi cho Văn phòng Cao uỷ về người tị nạn (UNHCR) ở Bangkok hôm 19/4.
Ngày 20/4, RFA cho biết đã gửi email cho UNHCR và Văn phòng Cao ủy về Nhân quyền của Liên Hợp Quốc nhưng chưa nhận được phản hồi.
Quang Minh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Mối quan hệ giữa bất bình thường giữa Thúy Nga và Tân Hiệp Phát
>>> Rò rỉ thông tin về đồn công an chìm Trung Quốc tại nhiều quốc gia.
>>> Chính quyền Quận hạt Chatham chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy VinFast
Chống tham nhũng mà chỉ “đốt lò” thì không hiệu quả