Link Video: https://youtu.be/J9o_SPi4NgM
Theo RFA Tiếng Việt ngày 18/6 đã đăng bài phân tích của Tiến sỹ Phạm Quý Thọ, nguyên Trưởng Khoa Chính sách Công, Học Viện Chính sách & Phát triển, thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư, Việt Nam về quan hệ Tư bản thân hữu trong Đảng Cộng sản.
Theo đó, ông Thọ cho rằng, “Việc vận hành phương thức sản xuất tư bản để tăng trưởng kinh tế, một mặt để đảm bảo tính chính danh cho Đảng Cộng sản, nhưng mặt khác, đã biến chế độ thành “nhà nước tư bản thân hữu”.
Việc xét xử các đại án tham nhũng, trong đó có vụ án AIC như một điển hình cho thấy, vấn đề chưa được nhận diện và lý giải thoả đáng.”
Cuối tháng 5 vừa qua, vụ án Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) đã được xét xử phúc thẩm. Bản án được tuyên nghiêm khắc nhằm thể hiện thái độ của chính quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức của cựu CEO của AIC và các cựu lãnh đạo chính quyền tỉnh Đồng Nai.
Họ đã tiến hành việc “đưa và nhận hối lộ“, vi phạm quy định về đấu thầu để chiếm đoạt tài sản nhà nước tại dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai và gây hậu quả nghiêm trọng. Tòa án đã nhấn mạnh vai trò chủ mưu của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc AIC.
Tuy nhiên, theo ông Thọ, bài học lớn nhất từ vụ án AIC và các vụ án tham nhũng khác là cần nhận diện và phòng ngừa “quan hệ tư bản thân hữu” – sự liên kết giữa doanh nghiệp tư nhân và quan chức trong bộ máy chính quyền.
Bà Nhàn, chủ một doanh nghiệp tư nhân, đã thành công trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ thân hữu, có lợi và rộng khắp với các quan chức ở trung ương và địa phương để đạt được đặc ân. Số dự án mà AIC đã trúng thầu chứng minh điều này. Đối với dự án Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Đồng Nai, việc “đưa và nhận hối lộ” đã xảy ra từ nhiều năm trước khi vụ việc được khởi tố, và diễn ra không dưới 10 lần với số tiền lớn. Tuy nhiên, bà Nhàn chỉ “đáng trách một” trong khi các cựu quan chức tỉnh Đồng Nai đáng trách “mười”.
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã có khởi đầu tốt đẹp trước đây. Ví dụ về “khoán chui” của người nông dân tỉnh Vĩnh Phúc và ông cựu bí thư tỉnh uỷ Kim Ngọc đã mở ra chính sách Đổi mới từ năm 1986. Cách sản xuất này đã giúp Việt Nam vượt qua khủng hoảng kinh tế và không bị suy thoái. Những người nông dân ở tỉnh Vĩnh Phúc đã dũng cảm thực hiện “khoán chui” trong nông nghiệp, họ nhận mức khoán sản lượng từ hợp tác xã và canh tác trên đồng ruộng thuộc sở hữu chung. Họ là những nông dân bình thường, đã tự cứu mình thoát khỏi nghèo đói và đồng thời mang trong mình phẩm chất của doanh nhân can đảm. Hành động của họ đã mang lại ý nghĩa lớn, đó là sẵn sàng đương đầu với khó khăn, tự quyết định tương lai của mình.
Sau hơn 30 năm Đổi mới sự vận hành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (nhạy cảm với chế độ nên chính quyền gọi là thị trường), từ sáng kiến và sự dũng cảm của những người nông dân ‘khoán chui’ đến sự phát triển nhanh chóng các doanh nghiệp tư nhân, đã huy động các nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng, tạo công ăn việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống… Được coi là một động lực tăng trưởng quan trọng thành phần kinh tế tư nhân đã phát triển nhanh, đóng góp hơn 30% tổng sản phẩm quốc nội GDP và thay đổi diện mạo đất nước.
Tuy nhiên, sự “thành công” này, một mặt, đảm bảo cho tính chính danh của Đảng Cộng Sản, nhưng mặt khác, nó đang biến chế độ thành “nhà nước tư bản thân hữu”. Rơi vào thế lưỡng nan, Đảng có thể sự trấn áp tư bản bành trướng vô trật tự trong chiến dịch “đốt lò” nhưng không thể xoá bỏ phương thức sản xuất này và, cũng đồng thời không thể chỉ coi phát triển thành phần kinh tế tư nhân như ‘sách lược’ tiến lên XHCN.
Cuối bài viết, tác giả đặt câu hỏi rằng: Chống tham nhũng đang là quyết sách của Đảng cho tình hình chủ nghĩa tư bản thân hữu, nhưng liệu đó có phải là chính sách căn cơ?
Xuân Hưng – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Vì sao mai thúy tràn lan? Bộ “ông Tô” yếu kém hay cố tình buông thả?
>>> Bị 2 người đẹp càn quét, bộ máy chính quyền Quảng Ninh “rụng như sung”
>>> Đường dây Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị gãy, Phan Văn Giang đi Ấn Độ
>>> Học tập và làm theo tấm gương Cụ Tổng, đồng chí đẩy 5 đồng chí vào tù
Ảnh hưởng người Kinh đến sự biến mất của văn hoá người Thượng