Link Video: https://youtu.be/OLUj28qavFk
Ngày 17/7, báo Đất Việt đăng bài “Có loại tù khiến người ta nhục nhã…” của tác giả Nguyễn Anh Tuấn.
Theo đó, đặc ân cuối cùng của Đảng dành cho những đảng viên ngã ngựa của mình. Với chiếc khẩu trang, họ sẽ giấu được gương mặt của mình trên báo chí, truyền hình, bớt phần tủi hổ cho bản thân và gia đình.
Tác giả nhắc đến một chi tiết ít người để ý trong trong phiên tòa “chuyến bay giải cứu”, là các bị cáo đều đeo khẩu trang khi bị dẫn giải.
Trong khi, cảnh sát dẫn giải lại không.
Lạ hơn, lên bục khai báo, các bị cáo vốn là quan chức này vẫn đeo khẩu trang, dù ai cũng biết, nói qua khẩu trang thường khó nghe hơn nhiều.
Tác giả đặt câu hỏi, vậy lý do là gì?
Theo tác giả, COVID-19 đã là chuyện dĩ vãng, bằng chứng là cảnh sát dẫn giải và giữ trật tự phiên tòa phần nhiều không ai đeo khẩu trang.
Chỉ có thể coi đây là đặc ân cuối cùng của Đảng, dành cho những đảng viên ngã ngựa của mình.
Tác giả phân tích, với chiếc khẩu trang, họ sẽ giấu được gương mặt của mình trên báo chí, truyền hình, bớt phần tủi hổ cho bản thân và gia đình.
Thực ra, nếu đây là một chủ trương mới của chính quyền theo hướng tiếp cận về quyền thì cũng tốt thôi. Nghĩa là họ coi quyền nhân thân của bị cáo quan trọng hơn mục đích răn đe của các phiên tòa, mà họ hay nói đến.
Nhưng nếu thế thì họ phải áp dụng chung cho mọi bị cáo, bất luận người đó có phải là quan chức hay không. Đằng này, nếu chỉ quan chức được quyền đeo khẩu trang, còn bị cáo dân thường vẫn bị phơi mặt lên báo chí cho mục tiêu răn đe, thì cũng chỉ là đặc quyền đặc lợi mà thôi.
Nói đến đây, tác giả bỗng nhớ đến hình ảnh kiêu bạc của ông Trần Bang, một cựu binh chống Tàu, đồng thời là nhà hoạt động nhân quyền, trong phiên tòa của anh cách đây ít lâu.
Hôm đó, ban đầu cả ông và các cảnh sát dẫn giải cùng nhân viên y tế đều đeo khẩu trang, có thể là vì lý do sức khỏe của ông. Tuy nhiên, khi bước xuống bậc thềm tòa án, ông đã chủ động gỡ khẩu trang của mình, để những bức ảnh trên báo rõ mặt ông trong một ngày nắng vàng tươi của Sài Gòn.
Đúng là như lời ông Trương Duy Nhất, nhà báo tự do, từng nói khi ra tòa: “Có loại tù khiến người ta nhục nhã, nhưng cũng có loại tù chỉ khiến họ vinh quang”, tác giả cho hay.
Quả thật, hình ảnh từ truyền thông cho thấy, hàng trăm người trong phòng xử án, nhưng chỉ có các bị cáo là đeo khẩu trang, còn lại, cảnh sát, luật sư, kiểm sát viên, hội đồng xét xử, và cả phóng viên, không có ai đeo khẩu trang.
Ngoài cái khẩu trang, những hình ảnh trên truyền thông cho thấy, cảnh sát áp giải những bị cáo trong vụ đại án chuyến bay giải cứu rất tích cực trong việc giúp bị cáo che chắn khuôn mặt, tránh bị quay phim, chụp hình cận mặt.
Không những thế, thái độ của các quan chức khi ra tòa cũng là điều đáng xấu hổ. Họ thường vật vã kêu khóc, thường năn nỉ ỉ ôi, viện ra đủ thứ bệnh tật để xin được giảm án, được khoan hồng. Cộng đồng mạng đã nhiều lần so sánh hình ảnh hiên ngang đứng thẳng của những nhà hoạt động, với sự hèn hạ, nhục nhã của quan chức khi đứng trước vành móng ngựa. Phải chăng, điều này cũng là một trong những lý do để nhà cầm quyền phải che đi những gương mặt đem lại sự nhục nhã cho cá nhân họ, gia đình họ, và cả cái thể chế mà họ phục vụ.
Năm 2018, bình luận về hình ảnh ông Đinh La Thăng trước tòa, nhà báo Mạc Việt Hồng, hiện sống tại Ba Lan từng viết:
“Nhìn ảnh anh Thăng bị còng tay dẫn ra tòa sáng nay, mình cũng có chút băn khoăn. Những người phạm tội theo điều 79, 88 hay 258 ra tòa là có bao bạn hữu đến để bày tỏ tình đoàn kết, sự ủng hộ; dù bị cản trở, đàn áp, thậm chí đánh đập họ vẫn tới. Trong khi các anh, những người lẫy lừng một thời, thở ra một câu, ho ra một lời, báo chí cũng vồ lấy tán tụng; giờ co ro, cúm rúm một mình.”
Hoàng Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Triệt Trịnh Văn Quyết, Bamboo Airways thấm đòn cầu cứu Chính phủ!
>>> Ông Tổng lựa thế đánh nào để “lật kèo” Ba Dũng?
>>> “Trùm chăn dắt báo chí” Nguyễn Mạnh Hùng vung gậy, Zing News ngoan ngoãn chịu phạt!
>>> Giáo dục tàn, y tế mạt nhưng tượng đài thì mọc như nấm!
Phiên tòa không có bị hại?