Link Video: https://youtu.be/aijK6Fv9O0I
Ngày 17/7, RFA Tiếng Việt có bài bình luận của Phó Giáo sư – Tiến sĩ Phạm Quý Thọ, nguyên Trưởng Khoa Chính sách Công, Học Viện Chính sách và Phát triển, thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư. Bài viết có tựa đề “Đại án “chuyến bay giải cứu” phơi bày điển hình tham nhũng: Quan chức tống tiền doanh nghiệp”.
Theo tác giả, quan chức “tống tiền doanh nghiệp” là một trong những hình thức tham nhũng điển hình, phản ánh nghịch lý về tăng trưởng kinh tế và tham nhũng tràn lan, trong thời kỳ đầu chuyển đổi kinh tế sang thị trường, nhưng vẫn duy trì chế độ Đảng Cộng sản lãnh đạo toàn diện.
Tác giả cho rằng, bản chất của vụ “chuyến bay giải cứu” là các bị can “cựu công chức” đã tham nhũng bằng cách “tống tiền các doanh nghiệp”, để rồi, họ cùng nhau “tống tiền” các nạn nhân COVID-19 Việt Nam bị “mắc kẹt” ở nhiều nước trên thế giới.
Tác giả nhận định, đại án này là một hình thức tham nhũng điển hình, phản ánh một nghịch lý rằng, mặc dù tham nhũng tràn lan, nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn được thúc đẩy trong điều kiện chuyển đổi kinh tế sang thị trường, đồng thời duy trì chế độ Đảng Cộng sản lãnh đạo toàn diện. Bởi vậy, với loại hình này, chống tham nhũng luôn xuất phát từ mối quan hệ “cùng có lợi” giữa các chủ doanh nghiệp “tham lam” và các quan chức, công chức “suy thoái”.
Tác giả dẫn ý kiến của bà Yuen Yuen Ang, tác giả cuốn sách Thời đại hoàng kim của Trung Quốc: nghịch lý của sự bùng nổ kinh tế và tham nhũng tràn lan, cho rằng, tham nhũng bao gồm bốn loại hình: đó là ăn cắp vặt, ăn cắp lớn, tiền “bôi trơn” và tiền tiếp cận đặc ân. Chúng là ma tuý tác động lên cơ thể chế độ, loại thứ nhất và thứ hai huỷ hoại cả nền kinh tế, và đặc biệt là gây hại cho người nghèo.
Tiền “bôi trơn” thường để hối lộ những quan chức cấp thấp và cấp trung bình nhằm đổi lấy giấy phép, giống như thuốc giảm đau: Nó giúp làm giảm bớt rắc rối nhưng lại làm hại cơ thể.
Loại cuối cùng, tiền để có đặc ân, như chất kích thích tăng khả năng thi đấu trong thể thao, cho phép doanh nghiệp tiếp cận nhiều cơ hội kinh doanh hơn, như giành được “những chuyến bay”, dự án công…, và hệ quả, tăng trưởng kinh tế có thể đạt bằng cách tăng đầu tư, trong đó, một phần để “mua” đặc quyền từ quan chức hư hỏng, sự bất bình đẳng ngày một gia tăng khi thuế đánh vào mọi tổ chức xã hội, cá nhân và huỷ hoại các nguyên tắc thị trường…
Tác giả phân tích, trong “vở diễn” chuyến bay giải cứu, tại phiên tòa, các “diễn viên” đã phơi bày sự xấu xa của các hành vi đưa và nhận hối lộ, khiến loại hình tham nhũng nên gọi là sự “tống tiền”, trong đó, các quan chức năm bộ “cao ngạo”, “vô liêm sỉ” ra giá “đặc quyền”, trong khi các chủ doanh nghiệp luôn ở thế yếu, xin xỏ… đáng hổ “thẹn”! Tất cả sắm vai “tồi” để ca ngợi “thiên tài” của chế độ Đảng Cộng sản lãnh đạo thị trường, là nó đã tìm ra “cách sáng tạo” để khai thác tham nhũng, vì “điều tốt đẹp hơn”!
Tác giả cuốn sách Thời đại hoàng kim của Trung Quốc đã chỉ ra, Trung Quốc không phải là trường hợp “ngoại lệ” của nghịch lý, sự tăng trưởng kinh tế đồng thời với nạn tham nhũng tràn lan, trong những giai đoạn đầu tích lũy tư bản. Ngoài Trung Quốc còn có Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và Indonesia, được cuốn sách đề cập đến. Các biện pháp “ứng xử” với hình thức tham nhũng được đề xuất, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia.
Tác giả nhận xét, Việt Nam không là lựa chọn, nhưng có thể lấy bức tranh tham nhũng ở Trung Quốc rồi thu nhỏ lại, thêm bớt các gam màu sắc, ánh sáng… để dùng cho nước nhà. Đối với tất cả những ai “nặng lòng với nước non”, những vấn đề mở vẫn luôn đeo đuổi, trong đó: Phương thức sử dụng quyền lực tuyệt đối để chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, nên áp dụng thế nào cho Đảng Cộng sản Việt Nam? Cải cách sẽ tiếp tục ra sao nếu không thể tạo ra “lồng thể chế” để nhốt quyền lực? Triển vọng chống tham nhũng trong thời gian tới liệu có giúp Đảng – Nhà nước trở nên trong sạch và có năng lực hơn?
Minh Vũ – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Qua hai vụ đại án, Đảng không còn lý lẽ để bào chữa nữa
>>> Lật tẩy tham nhũng trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”
>>> Cựu điều tra viên tố cáo “vi phạm tố tụng”
>>> Vụ án “chuyến bay giải cứu” trình diễn một “vở kịch” về một xã hội hỗn loạn và rạn nứt
Tự sám