Toà xử như một vụ “mua bán” trong vụ “chuyến bay giải cứu”

Link Video: https://youtu.be/Va1rPXAqS4w

Theo thông tin từ RFA ngày 18/7 phỏng vấn các chuyên gia về vụ án “Chuyến bay giải cứu”. Theo đó, các chuyên gia nêu ý kiến rằng phiên tòa xét xử vụ án “Chuyến bay giải cứu” vừa qua đã gây ra sự lo ngại về sự nghiêm minh và công bằng của hệ thống tư pháp ở Việt Nam.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia báo chí, cách thức xử án tạm dừng để chuộc tội bằng tiền, đang làm mất đi tính trang trọng và chuyên nghiệp của hệ thống pháp luật trong nước.

RFA lấy ví dụ về các trường hợp bị cáo, như cựu “thư ký” của một Thứ trưởng Bộ Y tế hay Phó Chủ tịch Tỉnh Quảng Nam, có thể thấy rõ việc gia đình họ nộp “tiền khắc phục hậu quả” trong khi phiên xử đang diễn ra, như một hình thức để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và hình phạt theo đề nghị của cơ quan kiểm sát. Điều này khiến công chúng tỏ ra hoài nghi về tính công bằng và công lý của quyết định xử án.

Ông Lê Văn Sinh, một nhà quan sát thời sự tại Việt Nam từ Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (thuộc ĐHQG-Hà Nội) nói với RFA về việc xét xử như sau:

Tại sao phải nộp tiền để “khắc phục hậu quả”, để làm nhẹ tội mà tòa lại phải tạm dừng trong quá trình xử?

Vậy sức mạnh của nhà nước nằm ở đâu khi cá nhân có thể biển thủ tiền công quỹ hoặc tiền của các doanh nghiệp, tiền đó cũng là của dân, mà đến mức họ phải “tự nguyện” đóng góp lại tiền mà không có biện pháp để khắc chế, ngăn chặn hoặc tịch thu tài sản của họ?

Ông Sinh nói thêm rằng: pháp luật phải nghiêm minh mới có thể ngăn chặn tội phạm. Nếu pháp luật không nghiêm minh và đối xử nặng tay với một người và nhẹ tay với người khác, điều đó chỉ tạo ra sự rối loạn trong xã hội.

Theo ông Sinh, nếu không có các biện pháp cải cách, không thực hiện những bài học từ những quốc gia dân chủ khác, chiến dịch “đốt lò” như hiện nay sẽ không giải quyết được vấn đề.

Trong suốt gần 10 năm từ khi “đốt lò” bắt đầu, tình trạng tham nhũng không hề giảm, mà ngược lại, càng trở nên tinh vi và trắng trợn hơn. Ông Sinh nói.

Hình: Bài viết trên RFA

Nhà văn, nhà báo Võ Thị Hảo, đến từ Berlin, Cộng hòa Liên bang Đức, trình bày quan điểm cá nhân với RFA rằng:

Tôi chưa bao giờ thấy điều này xảy ra ở đâu khác. Nếu các bị cáo “thành tâm” nộp tiền khắc phục thì số tiền này phải trả lại cho dân, đó là tiền mà dân đã phải trả để “giải cứu” nhưng thực chất lại “hút máu” của họ.”

Bình luận về việc truyền thông chính thống ở Việt Nam khen ngợi chính quyền xét xử vụ án một cách “thượng tôn pháp luật“, “công bằng” và “nghiêm minh“, cũng như hiệu quả của chiến dịch “đốt lò” chống tham nhũng, bà Võ Thị Hảo nói với RFA:

Nếu muốn xử đúng người, đúng tội từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất với tất cả những người liên quan đến vụ án này, thì mới gọi là nghiêm minh và thượng tôn pháp luật. Quan trọng nhất, các cơ quan quản lý không thể không biết vụ việc này, vì họ có quyền giám sát và theo dõi, đặc biệt với công nghệ thông tin hiện đại, họ có khả năng giám sát và theo dõi. Vậy tại sao cho phép mọi việc diễn ra rồi mới đưa ra công luận, điều tra và xét xử? Điều này không thể gọi là thượng tôn pháp luật… “

Bà Hảo cũng nói thêm rằng hai (cựu) Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam, nếu liên quan và nhận tiền hoặc hối lộ trong vụ này, thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật. Tuy nhiên, những người như Bộ trưởng Công an và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, những người đã khen ngợi công ty Việt Á và có liên quan đến những hành động này, tại sao ông Nguyễn Phú Trọng không chịu trách nhiệm?

Theo bà Hảo, nếu ông Trọng có lòng tự trọng, ông nên từ chức vì đã để xảy ra những vụ tham nhũng lớn trong thời gian ông giữ chức vụ. Mặc dù ông đã khích lệ chiến dịch “đốt lò“, nhưng thực tế cho thấy hệ thống thể chế ngày càng lộ rõ những lỗ hổng dưới thời ông Tổng Bí thư Trọng.

Quang Minh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Tù Nhân Lương Tâm Trần Huỳnh Duy Thức tiếp tục gửi đơn yêu cầu trả tự do cho ông.

>>> Tội ác lớn nhất của Đảng là gì?

>>> Làm sao để ngừng sản xuất ra củi?

>>> Tư duy thật sự của lãnh đạo

Chỉ có cải tổ chính trị toàn diện mới chấm dứt được tham nhũng