Link Video: https://youtu.be/lkl5tPHxs-g
Ngày 20/7, trên trang cá nhân của Luật sư Đặng Đình Mạnh (nick Manh Dang) có status bình về vụ an ninh Việt Nam bắt cóc Đường Văn Thái tại Thái Lan, bài viết có tựa đề “Cộng sản Việt Nam “giấu đầu lòi đuôi” vụ Thái Văn Đường”.
Status này của Luật sư Đặng Đình Mạnh được hàng chục lượt chia sẻ và nhiều trang báo mạng đăng lại, trong đó có báo Đất Việt.
Trong bài viết này, vị Luật sư cho biết, việc công an thừa nhận bắt giữ, tạm giam Đường Văn Thái vào ngày 13/4, làm lộ ra khả năng nghi vấn lâu nay rằng, cơ quan an ninh tổ chức bắt cóc người trên lãnh thổ Thái Lan là có thật.
Theo Luật sư, trước đây, theo trang Công an tỉnh Hà Tĩnh, thì Thái Văn Đường, tên thật Đường Văn Thái, bị bắt giữ vào chiều tối ngày 14/4/2023, tại xã Kim Sơn 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, vì đã có hành vi xâm nhập trái phép vào Việt Nam.
Theo văn bản Thông báo về việc khởi tố bị can của Cơ quan An ninh Điều tra – Bộ Công An, ký vào ngày 5/7/2023, thì Thái sẽ bị tạm giam cho đến ngày 12/8/2023.
Qua 2 thông tin chính thức nêu trên, cho thấy, khả năng ông Đường Văn Thái bị bắt cóc là hoàn toàn có cơ sở, vì chính sự hớ hênh thông tin của cơ quan công an.
Luật sư phân tích, vì lẽ, theo quy định tố tụng hình sự, thì thời hạn tạm giam lần 1 là 4 tháng. Nếu tính thời điểm kết thúc tạm giam lần 1 là vào ngày 12/8/2023, cho thấy, thời điểm bị tạm giam (bắt giữ) phải là ngày 13/4/2023, trùng hợp với thông tin không chính thức rằng, Đường Văn Thái bị bắt cóc từ ngày 13/4 tại Thái Lan, chứ không phải bị bắt giữ vào ngày 14/4 tại Hà Tĩnh.
Nếu quả thật ông ấy bị bắt giữ từ ngày 14/4 như thông tin của Công an tỉnh Hà Tĩnh, thì thời hạn tạm giam 4 tháng phải kết thúc vào ngày 13/8, chứ không thể là vào ngày 12/8 được.
Hơn nữa, Luật sư nhận xét, Cơ quan An ninh điều tra Đường Văn Thái về tội danh theo Điều 117, Bộ luật Hình sự (tức tội tuyên truyền chống Nhà nước), chứ không chế tài gì về tội vượt biên giới trái phép, vốn là một hành vi mà Công an Hà Tĩnh thông tin lúc đầu.
Luật sư đánh giá, điều này cho thấy, Cơ quan An ninh đã chủ đích bắt Đường Văn Thái từ đầu về tội danh theo Điều 117, chứ không có gì liên quan đến vượt biên. Cho nên, đã quyết định khởi tố, tạm giam ngay tại thời điểm ấy. Nếu không, họ đã phải tạm giữ, chờ đợi đôi ba ngày, để xác minh nhân thân rằng, có khởi tố, tạm giam hay không, thì thời điểm khởi tố sẽ phải lùi lại, và thời điểm kết thúc tạm giam cũng sẽ phải lùi tương ứng…
Vẫn theo Luật sư Mạnh, tuy việc thừa nhận bắt giữ, tạm giam Đường Văn Thái vào ngày 13/4, làm lộ ra khả năng nghi vấn lâu nay rằng, cơ quan an ninh tổ chức bắt cóc người trên lãnh thổ Thái Lan là có thật, nhưng lại là một điểm tích cực cho hồ sơ xét xử Đường Văn Thái sau này, vì đã tính đúng và đủ ngày bắt giữ, tạm giam ông ấy.
Vì đối với người bị giam giữ, thì một ngày mất tự do cũng đều rất có ý nghĩa “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”.
Luật sư liên hệ đến một trường hợp tương tự, đó là nhà báo Trương Duy Nhất. Nhà báo tự do Trương Duy Nhất, tác giả trang blog “Một góc nhìn khác”, bị bắt cóc ngay tại Bangkok, Thái Lan, vào tháng 1/2019. Trong vụ này, thời gian cơ quan an ninh bắt giữ, đưa ông ấy về Cầu Giấy, Hà Nội, lập biên bản bắt giữ, đã không được tính vào thời gian đã bị giam, để trừ đi thời gian phải thi hành án.
Điều này khiến ông ấy đã bị thiệt thòi không chính đáng. Khi bào chữa, luật sư đã nêu vấn đề này, dĩ nhiên, tòa án không chấp nhận, vì không thể công khai thừa nhận chiến công của cơ quan an ninh bắt giữ người trên lãnh thổ quốc gia khác.
Như vậy, so sánh giữa vụ bắt cóc Trương Duy Nhất và vụ bắt cóc Đường Văn Thái, có thể thấy, Công an Việt Nam ngày càng “thẳng thắn” hơn. Họ đã không cần phải dấu diếm, che đậy hành vi phạm pháp của mình nữa.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Giải cứu chuyến bay giải cứu, bị biến thành “dê tế thần”!
>>> Khui AIC tại thành Hồ mà không lôi được Hai Nhật là thất bại của ông Tổng!
>>> Nhóm “tạo phản” thất thế vì tình báo phương Bắc. Tổng Trọng ra tay thanh trừng
>>> Bàn tay kìm hãm phát triển, Đảng nhận vơ thành quả!
Vụ án “chuyến bay giải cứu”: nộp lại tiền có được giảm án?