Ngã giá xong đem ra xử, đang xử thì lại xuất hiện nguy cơ vụ án bị “lở loét” thêm!

Cái gọi là “pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa” chưa bao giờ diễn trò lộ liễu như lúc này. Khi mà vụ án chuyến bay giải cứu được đem ra xử, thì giới quan sát đã thấy vấn đề bao che, bỏ lọt tội, đó là trường hợp của ông Đỗ Xuân Tuyên – Thứ trưởng Bộ y tế. Mọi tội lỗi xảy ra ở Bộ Y tế đều trút lên đầu Thư ký của ông Tuyên, khiến người Thư ký này phải gánh hết tội cho Thứ trưởng.

Theo thông tin từ bên trong cho chúng tôi biết, ông Đỗ Xuân Tuyên được cho là đã ngã giá với Bộ trưởng Bộ Công an, nhưng chưa ngã giá với bên Viện Kiểm sát. Cho nên, bên Viện Kiểm sát và bên Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã dọa kết án tử hình đối với Phạm Trung Kiên. Đây là hành động muốn ép Kiên phải khai ra thủ trưởng của mình.

Viện Kiểm sát đang ép Phạm Trung Kiên để moi ra Đỗ Xuân Tuyên, dấu hiệu “chạy chọt” không đều?

Có khả năng, việc ăn chia trong các phi vụ chạy án đã không diễn ra công bằng, phía Cơ quan Điều tra rất có thể đã ẵm hết, để làm hồ sơ điều tra bị sai lệch. Tuy nhiên, phía Viện Kiểm sát và Tòa án cũng muốn chia phần, vậy nên, hành động ép tội Thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế là cách đe dọa, buộc bên đút lót phải bung thêm tiền cho 2 cơ quan còn lại trong bộ máy tố tụng hình sự.

Trong vụ này, ngoài điểm yếu dễ thấy ở bị cáo Phạm Trung Kiên, còn thể hiện ở cặp bị cáo Hoàng Văn Hưng cựu Trưởng phòng 5 (Cục An ninh Điều tra, Bộ Công an) và Nguyễn Anh Tuấn, cựu Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội.

Tại tòa, Hoàng Văn Hưng đã dọa trưng ra bằng chứng về hành vi bỏ lọt tội. Lời đe dọa này hứa hẹn sẽ moi thêm nhiều nhân vật trong đường dây chạy án ra ánh sáng.

Như vậy là, câu chuyện chuyến bay giải cứu không còn là chuyện của những bị can tham gia vào việc hút máu đồng bào bị mắc kẹt ở nước ngoài, mà nó còn là chuyện đường dây chạy án khủng. Hiện nay, mới chỉ những con tốt thí bị moi ra, còn những nhân vật cộm cán đã và đang nhận tiền thì vẫn ung dung.

Phiên tòa tạm hoãn để bàn chuyện tiền bạc

Để vụ án chuyến bay giải cứu được đưa ra xét xử, thì ắt hẳn, đã có sự ngã giá để chỉ khui đến mức như hiện nay. Tuy nhiên, khi ra tòa lại xuất hiện những tình tiết mới, đe dọa những người còn đang ẩn nấp trong bóng tối. Và đấy có thể cũng là một cái cớ để đường dây chạy án chạy mạnh hơn nữa, để ngăn chặn vụ án “lở loét” ra thêm.

Ngành tư pháp Việt Nam đã quá thối nát, nát đến mức, chính nó không còn có thể che chắn, ém nhẹm những điều xấu xa bên trong. Hầu hết những người trong vụ án đều là những người có tội, không oan. Tuy nhiên, nếu đem so sánh họ với những đồng chí ăn đậm hơn, nhưng vẫn được bao che, thì nói thật, điều này là không công bằng đối với những người phải đứng trước vành móng ngựa.

Nhiều người hy vọng, Phạm Trung Kiên nói toạc ra để những kẻ gây ra tội ác với đồng bào không còn nhởn nhơ được nữa. Và hy vọng Hoàng Văn Hưng cũng khai toạc ra đường dây chạy án, để những kẻ ỷ quyền ỷ tiền không thể thoát tội được nữa. Tuy nhiên, điều đó rất khó xảy ra, bởi những người đứng trước vành móng ngựa chỉ là những con tốt thí. Rất có thể, đồng chí của họ bên trên có cách để “ngã giá”, nhằm dàn xếp cho vụ án chỉ khui đến đấy.

Tòa án Việt Nam lâu nay được giới luật sư đánh giá rằng, những bản án được kết dựa vào hồ sơ. Tuy nhiên, có lẽ quan niệm ấy cần được bổ sung, đó là tòa kết án như thế nào, phụ thuộc vào những cái bắt tay thỏa thuận dưới gầm bàn. Khi đồng tiền được san sẻ cho các bên, từ công an đến viện kiểm sát và tòa án, thì mặc nhiên không có bất ngờ gì.

Không phải tự nhiên mà người dân Việt Nam nói, ở Việt Nam, “công lý chỉ là diễn viên hài”. Qua mấy ngày đầu xét xử vụ chuyến bay giải cứu, thì quả thật, công lý là diễn viên hài thật sự.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://nld.com.vn/phap-luat/tam-dung-toa-vu-chuyen-bay-giai-cuu-de-bi-cao-cap-nhat-tien-khac-phuc-hau-qua-20230717090846265.htm