Link Video: https://youtu.be/sk6UMxwVC4Y
Ngày 20/7, báo Người Việt có bài “Vụ “chuyến bay giải cứu”: O ép, vòi tiền cả những hũ tro cốt hồi hương”.
Theo Người Việt, Giám đốc công ty Masterlife nói, các cán bộ nhận hối lộ “rất đáng trách,” do ép nhiều doanh nghiệp đưa tiền “theo thông lệ” mới cấp phép, trong khi “mỗi chuyến về có 240 chỗ, thì 10 chỗ cho hũ đựng tro cốt đồng bào.”
Báo Người Việt dẫn tin từ báo Tuổi Trẻ cho biết, chiều 20/7, nhóm bị cáo là các chủ doanh nghiệp bị xét xử tội “đưa hối lộ” trong phiên tòa xử vụ “chuyến bay giải cứu” được tự bào chữa, tranh luận với quan điểm buộc tội từ cơ quan công tố.
Theo đó, trong phần tự bào chữa, bị cáo Trần Thị Mai Xa, Giám đốc Công ty Cổ phần Giáo dục Masterlife, dùng từ “rất giận” với việc gây khó dễ từ cán bộ Cục Lãnh sự, Cục Quản lý Xuất Nhập cảnh… khiến bà và nhiều chủ doanh nghiệp “không có sự lựa chọn khác”, do lần đầu tiên phải chi tiền “bôi trơn”, nên những lần sau “cứ theo thông lệ.”
Báo Người Việt cho hay, tại tòa, bị cáo Mai Xa trần tình, khi làm hồ sơ, doanh nghiệp đã phải đóng tiền cọc thuê máy bay, nhưng vẫn bị từ chối, bị gây khó dễ.
“Bị cáo từng bị mất chuyến bay và phải bán nhà để mua chuyến khác. Lúc đó, bị cáo rất run, như chim sợ cành cong, không còn nhà để bán,” bị cáo Xa bất bình cho biết.
Bị cáo Xa khẳng định, chính bị cáo Vũ Sỹ Cường, cán bộ Cục Quản lý Xuất Nhập cảnh thuộc Bộ Công an, đã “mở lối” cho mình rằng, muốn giải quyết nhanh phải “làm theo cơ chế cám ơn đi, nếu không kịp thì sẽ khó lắm, vì “sếp không biết doanh nghiệp em là ai.’”
Tiếp tục bào chữa, bị cáo Xa cho biết, khi hỏi bị cáo Cường vì sao không cấp phép, thì được trả lời do “chưa có sự cấp thiết”.
“Bị cáo hỏi rằng, trong lúc dịch bệnh, cả thế giới hoảng loạn, thì thế nào là cấp thiết? Hũ tro cốt những người chết vì dịch được mang về chỉ 10 người, nếu một nửa chuyến bay là tro cốt thì có cấp thiết hay không?,” bị cáo Xa đặt vấn đề, và tiếp tục nói rất ấm ức, “vì làm những việc tốt cho đồng bào mà bị gây khó khăn.”
Theo bị cáo Xa, trên những “chuyến bay giải cứu” do công ty mình thực hiện, mỗi chuyến có 240 chỗ, thì có khoảng 10 hũ tro cốt của những công dân chết vì dịch bệnh COVID-19 được đưa cùng về nước.
Theo cáo trạng, quá trình tổ chức thực hiện các “chuyến bay giải cứu”, bị cáo Trần Thị Mai Xa đã sử dụng pháp nhân của bốn công ty, tổ chức được 18 chuyến bay.
Để được giải quyết cấp phép các chuyến bay giải cứu, từ tháng 6/2021, đến tháng 1/2022, bị cáo Xa đã liên lạc, đặt vấn đề và đưa hối lộ 19 lần cho 8 cán bộ có thẩm quyền.
Cụ thể, bị cáo Xa đã đưa hối lộ cho bị cáo Vũ Sỹ Cường 2.1 tỷ (tương đương 50,732 đô la); bị cáo Vũ Anh Tuấn, cựu Phó phòng Tham mưu Cục Quản lý Xuất Nhập cảnh, 20,000 đô la; bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan, cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam, 55,000 đô la…
Tương tự như bà Trần Thị Mai Xa, nhiều bị cáo là doanh nghiệp khác cũng cho rằng, họ chỉ là “nạn nhân”, cũng bị o ép buộc phải “đưa hối lộ”.
VnExpress ngày 22/7 cho biết, Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky Lê Hồng Sơn, là Công ty tổ chức nhiều chuyến bay nhất (109 trong tổng 372 chuyến được cấp phép), nói:
“Viện Kiểm sát đang chiếu theo số tiền vi phạm để ra án, tôi nghĩ phù hợp. Nhưng ở vụ án đặc biệt này, việc doanh nghiệp phải đưa tiền cũng đã được nêu rõ là do bị o ép, gợi ý. Riêng với Blue Sky, những lần đưa tiền đều do bị đòi hỏi, đến hơn 80%.”
“Tôi rất băn khoăn, ai càng tích cực khai báo, tự thú số tiền càng cao thì án càng nặng“, ông Sơn nói.
Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky xin công khai con số lợi nhuận từ những chuyến bay, dù trong phiên tòa không ai nêu ra. Theo ông Sơn, “Hành vi đưa hối lộ chỉ để xin được cấp phép bay, chứ không đồng nghĩa là đã lãi và thấy tiền luôn được.”
Trước đó tự bào chữa, bị cáo cùng luật sư cũng cho biết, doanh nghiệp hầu như không có lãi.
Ông Sơn còn cho biết thêm:
“Tại sao dân mình bên kia kêu giá vé cao, vì họ không biết đến các doanh nghiệp để mua vé trực tiếp. Họ phải mua qua nhiều kênh vòng vo, như chị bên Đại sứ quán Malaysia nói, có lúc giá vé tận 70 triệu đồng từ Kuala Lumpur về Hà Nội, trong khi Blue Sky bán có 30 triệu đồng“, và khẳng định, các doanh nghiệp không lợi dụng việc được cấp phép bay để trục lợi.
Ở lời nói cuối cùng, ông Sơn cúi đầu nhận tội, đồng thời cho rằng: “Trong vụ án này các doanh nghiệp vừa là bị cáo, vừa là bị hại, nạn nhân của văn hóa phong bì, cơ chế xin cho“.
Xuân Hưng – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Thời Ngô Xuân Lịch, Nguyễn Thị Thanh Nhàn hất cẳng 2 công ty buôn vũ khí Bộ Quốc phòng
>>> Ông Tô phát tán tượng ông Hồ ở Angola, để tuyên truyền hay muốn “trấn yểm”?
>>> Con trai Nguyễn Phương Hằng nhằm thẳng Dũng Lò Vôi mà phang cho tới cùng
>>> Ông Tô tự vả mặt mình và gián tiếp thừa nhận hành vi “hốt cóc” Thái Văn Đường!
Đâu phải cứ có chức, có quyền là trở thành người văn minh