Link Video: https://youtu.be/9YTk-H6sk88
Báo RFA ngày 24/7 tiếp tục loạt bài viết về phiên toà xử vụ “Chuyến bay giải cứu”, theo đó RFA phỏng vấn các luật sư về kịch bản sẽ xảy ra đối với cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng.
Chiều 21/7, trong lời nói sau cùng trước khi tòa chuyển sang phần nghị án, bị cáo Hoàng Văn Hưng – cựu Trưởng Phòng An ninh Điều tra – Bộ Công an; vẫn khẳng định là mình vô tội.
Trong khi đó, Viện Kiểm sát cho rằng đã đủ căn cứ xác định bị cáo Hưng phạm tội nhưng không thành khẩn khai báo, không chịu trả lại số tiền hưởng lợi bất chính và đề nghị mức án 19-20 năm tù.
RFA đã phỏng vấn một số Luật sư trong nước về vấn đề này.
Luật sư Đặng Đình Mạnh, người từng tham gia bào chữa trong hàng chục vụ án xử người bất đồng chính kiến ở trong nước, nói với RFA rằng:
“Từ trước cho đến nay, trong hầu hết các vụ án an ninh quốc gia mà chúng tôi tham gia bào chữa, không biết bao nhiêu lần chứng kiến tình trạng cơ quan an ninh điều tra kết luận thân chủ chúng tôi phạm tội dù không có chứng cứ, hoặc chứng cứ rất mơ hồ.
Lần này, trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự “Chuyến bay giải cứu”, có nằm mơ chúng tôi cũng không ngờ rằng một điều tra viên kỳ cựu của cơ quan an ninh điều tra lại là nạn nhân của chính tình trạng buộc tội không có chứng cứ, hoặc chứng cứ mơ hồ.
Với niềm tin nội tâm, tôi khó nghĩ rằng ông Hoàng Văn Hưng vô tội. Thế nhưng, pháp đình không thể xét xử buộc tội một người với niềm tin nội tâm mà phải bằng chứng cứ rõ ràng, xác đáng, được thu thập hợp pháp. Nếu phải suy đoán, thì chỉ có một sự suy đoán được luật pháp chấp nhận là suy đoán vô tội.
Trong một nền tư pháp độc lập, với chứng cứ như hiện nay, thì tôi nghĩ chỉ cần một cậu luật sư mới ra trường cũng đủ đưa ông Hưng thoát khỏi vòng lao lý. Nhưng với nền tư pháp chịu sự lãnh đạo toàn diện của một đảng, xét xử theo nhu cầu chính trị, thì một trăm ông luật sư cũng phải chịu thúc thủ trước ý chí thống nhất tội danh từ Ban An ninh Nội chính do đảng chỉ tay. Do đó, ông Hoàng Văn Hưng đương nhiên bị tuyên có tội và chịu hình phạt thích đáng, còn chứng cứ ư? Quên đi, vì tuyên một bản án hình sự không cần chứng cứ vẫn là chuyện hàng ngày mà giới luật sư chúng tôi đã từng chứng kiến trong nền tư pháp ấy.”
Luật sư Ngô Anh Tuấn ở Hà Nội thì cho rằng, “Thực tế, đối với vụ án này và sức ép của dư luận, cuối cùng tòa cũng sẽ khẳng định trong vali chứa tiền mà thôi.
Cho nên, việc tuyên ông Hưng vô tội là chuyện hi hữu lắm và không khả thi trong thời điểm hiện tại. Họ không đủ bản lĩnh để làm đâu.
Một khả năng tốt nhất có thể xảy ra là họ trả hồ sơ hoặc tách hồ sơ vụ án này ra thành một vụ án độc lập để điều tra. Đó có thể là cách tốt nhất để cứu vãn danh dự, uy tín cho các bên mà thôi.
Thực tế, không phải chỉ ông Hưng mà rất nhiều bị can, bị cáo khác mà tôi chứng kiến rất nhiều, họ cũng có tình tiết tương tự, tức không có chứng cứ vật chất nhưng tòa vẫn căn cứ vào lời khai của những người có liên quan hay những chứng cứ gián tiếp khác để khẳng định người đó có tội. Lưu ý là tôi không nói đến những bị cáo liên quan chính trị vì những người này hầu như không được xem xét.”
RFA nhận định rằng, có lẽ không có ngành tư pháp nước nào đặc biệt như ở Việt Nam khi tất cả thẩm phán hiện đều là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc xuất thân từ công an. Đơn cử trường hợp ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao hiện nay từng là Thiếu tướng Công an; ông Trương Hòa Bình, cựu Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao từng công tác tại Phòng An ninh Công an Thành phố Hồ Chí Minh, từng giữ chức Cục phó Cục An ninh văn hóa; Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao hiện nay, ông Lê Minh Trí (nhậm chức từ 8 tháng 4 năm 2016) cũng từng làm Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương.
Xuân Hưng
>>> Thị trường chạy án lên ngôi
>>> Quyền lực đang trở thành món hàng để mua bán công khai
>>> Cựu Admin Nhật Ký Yêu Nước bị bắt
>>> Chuyến bay giải cứu: Khi nào ngã giá bất thành, khi nào ngã giá thành công?
Chi 440 tỷ để dựng tượng người điên.