Link Video: https://youtu.be/hxaACH5jdLk
Ngày 29/7, báo Đất Việt có bài “Tiền “khắc phục” sung công quỹ, nạn nhân “giải cứu” không được hoàn tiền”.
Theo đó, Đất Việt dẫn lời một Luật sư nói: “Tuy người dân có quyền khởi kiện để đòi lại phần chênh lệch, nhưng e rằng không dễ dàng, bởi việc thu thập chứng cứ và chứng minh thiệt hại phải trên cơ sở quy định pháp luật chứ không thể là cảm tính suy diễn.”
Đất Việt dẫn phán quyết của phiên tòa vụ “chuyến bay giải cứu”, được Tòa án Nhân dân Hà Nội tuyên chiều 28/7, cho rằng: “Không có căn cứ để xem xét cho khách hàng mua vé “chuyến bay giải cứu.’”
Đất Việt cũng dẫn tường thuật của báo Tuổi Trẻ, cho biết, số tiền “khắc phục hậu quả” của các bị cáo nhận hối lộ, “chạy án” trong vụ này, được “sung công quỹ nhà nước”.
Đối với quyền lợi của khách hàng đã mua vé máy bay của các doanh nghiệp tổ chức “chuyến bay combo”, “chuyến bay giải cứu”, theo bản án, hồ sơ “không có thông tin, tài liệu về những người đã mua vé”.
Ngoài ra, đến nay, tòa “cũng không có thông tin về chi phí của các khách hàng đã mua vé”.
Chi phí đưa công dân về Việt Nam, bao gồm vé máy bay, chi phí cách ly y tế và các chi phí khác cho các đại lý bán vé và các khâu trung gian khác…
Do đó, tòa cho rằng, “không có cơ sở xem xét giải quyết nội dung này”.
Hội đồng Xét xử cho biết thêm, các công dân đã mua vé “có thể yêu cầu các doanh nghiệp giải quyết quyền lợi của mình theo quy định pháp luật”.
Liên quan vụ này, Đất Việt cho hay, báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh, hôm 13/7, dẫn lời Luật sư Nguyễn Thành Công ở Sài Gòn, phân tích rằng, tại phiên tòa “chuyến bay giải cứu”, “không có tội danh nào trực tiếp liên quan đến người dân, nhằm xác định họ là bị hại, để họ được hoàn lại số tiền đã trả, cao hơn số tiền mà họ lẽ ra phải trả”.
“Tuy người dân có quyền khởi kiện để đòi lại phần chênh lệch, nhưng e rằng không dễ dàng, bởi việc thu thập chứng cứ và chứng minh thiệt hại, phải trên cơ sở quy định pháp luật, chứ không thể là cảm tính suy diễn”, Luật sư Công nói.
Trong khi đó, Đất Việt cũng dẫn lời ông Nguyễn Văn Tiến, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng, những hành khách của “chuyến bay giải cứu” hoàn toàn có thể khởi kiện để đòi lại phần tiền chênh lệch giá vé, tuy nhiên việc chứng minh khoản tiền chênh lệch bao nhiêu “là rất khó”.
“Chuyến bay giải cứu” từng được chính quyền và truyền thông Việt Nam tô vẽ, rằng đây là việc làm “nhân đạo, nhân văn”, rằng chỉ có nhà nước Việt Nam mới quan tâm đến công dân của mình đang ở nước ngoài… v.v…
Ngày 28/7, BBC dẫn lời một hành khách của “chuyến bay giải cứu” nói rằng: “Tôi đã từng có tâm lý biết ơn cho đến khi biết họ kết cấu ăn dày”.
Hành khách này cùng với con nhỏ bay từ Mỹ về thành phố Hồ Chí Minh, trong một chuyến bay giải cứu, vào tháng 7/2020, cho biết, khi đó, chị phải trả 7.000 USD cho hai mẹ con. Nhưng những chuyến sau đó, có người phải trả lên tới mười mấy ngàn USD.
Trên Facebook cá nhân, chị kể lại những ngày căng thẳng, chờ từng phút xem có nhận được email thông báo mua vé, mặc dù đã phải trả một mức giá mà chị nói là “xót lòng”, vào thời điểm dịch bệnh, Công ty của chị lúc đó doanh thu gần về số không.
BBC cũng dẫn lời của một người đàn ông khác, từng đi trên chuyến bay giải cứu từ Philippines về Việt Nam vào tháng 11/2021, cho biết:
“Những chuyện liên quan tới chính trị thì những người dân thường mình không có tiếng nói và cũng không làm gì được.”
Để lên được chuyến bay giải cứu, anh phải tìm môi giới và trả thêm tiền để có suất về, sau vài tháng đăng ký với Đại Sứ quán nhưng không có phản hồi. Số tiền môi giới là 25 triệu đồng nhưng anh cho biết “lúc đó tiền không còn quan trọng, mà quan trọng là tính mạng”.
“Dù sao cũng mất tiền rồi, án có xử xong thì chắc là cũng không nhận lại được đâu nên cũng không hy vọng gì cả”, người này nói.
Thu Phương
>>> Có chạy án trong phiên toà chuyến bay giải cứu không?
>>> Ban Tuyên giáo có “xác” ở Hà Nội nhưng “hồn” thì vẫn ở “trong hang”!
>>> “Hỉ nộ ái ố” trong phiên toà chuyến bay giải cứu.
>>> Cải tổ tư pháp để chống tham nhũng!
Những bình luận xung quanh án chung thân của Hoàng Văn Hưng