Tham nhũng đã trở thành “văn hóa” trong giới cầm quyền

Link Video: https://youtu.be/qe0MlXdsGiQ

Ngày 30/7, BBC Tiếng Việt có bài “Phán quyết của phiên xử “Chuyến bay giải cứu” có thuyết phục?”

BBC dẫn quan điểm của Luật sư Nguyễn Duy Bình từ TP. HCM, cho rằng:

Tội thì to như con voi nhưng án thì nhỏ như con kiến.”

Đặc biệt, khi so sánh hành vi phạm tội với mức án của giới quan chức và dân thường thì có sự bất bình đẳng quá lớn.”

Cụ thể, một người nhận môi giới hối lộ cả chục tỷ đồng như cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội chỉ bị xử 5 năm tù, nhưng một Hiệu trưởng [Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Hưng Nguyên, Nghệ An] để thất thoát mấy chục triệu thì bị xử 5 năm tù, một cán bộ nhỏ [Phó phòng Tư pháp huyện Minh Hoá, Quảng Bình] nhận hối lộ 9 triệu đồng, thì bị xử ba năm tù giam.”

Đồng quan điểm, BBC dẫn ý kiến của nhà văn Trần Quốc Quân từ Ba Lan nói:

Việc định án còn tùy hứng, không bám theo theo chuẩn mực chung, mang nặng cảm tính của Hội đồng Xét xử, của cơ quan công tố và cá nhân các công tố viên. Hình phạt thiếu tính răn đe khiến quan tham không sợ bị trừng phạt, kích thích tình trạng tham nhũng ngày càng phát triển.”

Về việc các bị cáo nộp tiền được cho là tình tiết giảm nhẹ để được giảm án sâu, BBC dẫn bình luận của ông Lê Thân, cựu tù Côn Đảo, cho rằng:

Nộp tiền tham nhũng để được giảm án cũng thật tréo ngoe.”

Nhà văn Trần Quốc Quân thì cho rằng, “điều đó sẽ tạo ra tiền lệ dùng tiền để chạy án, khiếnbệnh nhờn thuốc’

Truy thu tài sản do phạm tội mà có là trách nhiệm của cơ quan thực thi pháp luật. Khắc phục hậu quả là nghĩa vụ của kẻ phạm tội.”

Trong cùng một quốc gia, cùng một nền pháp luật, cùng gây hậu quả với mức độ như nhau, nhưng mức án phạt rất khác nhau… Công lý ở đâu?”

BBC nhận xét, nếu đa số các bị cáo đều được toà ra mức án “nương tay” so với tội danh, thì án chung thân dành cho bị cáo Hoàng Văn Hưng được cho là quá nặng và không đủ sức thuyết phục.

Ông Hưng bị Viện Kiểm sát đề nghị mức 19-20 năm tù, nhưng Hội đồng Xét xử tuyên ở mức kịch khung đối với tội danh bị xét xử, với lý do là, bị cáo “không thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và khắc phục hậu quả do mình gây ra“.

Hình: Bài trên BBC

BBC nêu ra một câu hỏi quan trọng, mà dư luận đặt ra trong vụ “chuyến bay giải cứu”, đó là, tại sao lại có cơ chế 5 bộ cấp phép cho các chuyến bay giải cứu và bay combo, từ đó tạo một cơ chế xin cho và tạo nên đường dây quan chức làm tiền doanh nghiệp.

Theo quan điểm của nhà văn Trần Quốc Quân: “Tất cả các nguyên nhân này đều do thể chế sinh ra.”

Điều nguy hại nhất là quan chức nhận thức về nhận hối lộ như là mặc nhiên, ai cũng làm thế, chẳng hề nghiêm trọng, “đen thôi đỏ thì quên đi”. Thế nên trong môi trường đó, quan nào có điều kiện hầu như cũng tham nhũng.”

Các câu trả lời ngây ngô, ngoan cố, và dối trá của các bị cáo trong phiên tòa “chuyến bay giải cứu” là minh chứng thuyết phục.”

BBC dẫn tiếp quan điểm của Luật sư Nguyễn Duy Bình cho rằng:

Giữa lúc đất nước gặp nạn, dân tình khốn đốn vì dịch bệnh, đau thương, tang tóc bao trùm mà bọn chúng còn ra sức vơ vét thì không còn từ nào để tả và có thể đánh giá tình trạng đạo đức, lương tâm của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức đã biến chất, xuống cấp nghiêm trọng.”

Về việc quyền lợi của người bị hại không được bảo vệ, nhà văn Trần Quốc Quân đánh giá:

Số tiền thu hồi quá nhỏ so với tổng số tiền mà các nạn nhân thực chi cho nhiều tầng lớp quan chức và doanh nghiệp, từ dịch vụ môi giới, dịch vụ bán vé, dịch vụ lãnh sự, dịch vụ xét duyệt danh sách giải cứu, dịch vụ cách ly… Qua bao nhiêu tầng lớp trấn lột, moi túi hàng trăm nghìn nạn nhân, mà không hề có biên lai, rất khó thu được bằng chứng.”

Tuy nhiên, ông Lê Thân cho rằng, “Tiền lấy của dân phải trả dân, chứ lại sao trả nhà nước để được giảm án?”

Hoàng Anh

>>> Dân Việt bỏ tiền triệu đi coi Black Pink và qua Hàn làm osin

>>> Những lý do khiến giáo viên nghỉ việc

>>> Vụ chuyến bay giải cứu: Hệ quả từ cơ chế xin cho

>>> Vụ chuyến bay giải cứu: lộ tài sản khủng của các bị cáo.

Đạo diễn sau sân khấu trong vụ “giải cứu” đã treo cổ công lý