Link Video: https://youtu.be/agJVfmIrcj0
Theo Đất Việt ngày 31/7, đưa tin về phiên tòa xét xử “chuyến bay giải cứu”, ông Nguyễn Anh Tuấn cựu PGĐ Công an TP Hà Nội, lĩnh án 5 năm tù giam.
Với 12 ngày thẩm vấn và tranh luận và 6 ngày nghị án, chiều 28-7, Toà án Nhân dân TP Hà Nội đã tuyên án 54 bị cáo trong vụ án tham nhũng liên quan đến các chuyến bay giải cứu công dân thời đại dịch COVID-19.
Các mức án bao gồm từ án ít nhất là 15 tháng tù treo cho đến tù chung thân, trong đó ông Phạm Trung Kiên – cựu Thư ký thứ trưởng Y tế – thoát án tử hình theo đề nghị của Viện Kiểm sát và chỉ phải chịu mức án chung thân.
Bị cáo Nguyễn Anh Tuấn, bị tuyên phạt về tội “Môi giới hối lộ” với số tiền môi giới là 2,65 triệu USD (tương đương gần 62 tỷ đồng).
Báo Đất Việt cho biết ông Nguyễn Anh Tuấn đã nộp tiền “khắc phục hậu quả” đến $1.85 triệu để được tòa tuyên mức án khá nhẹ, nếu so với đồng phạm Hoàng Văn Hưng, người phải lãnh án chung thân trong vụ này.
Ngoài ra, Viện Kiểm sát cũng đã đề nghị Hội Đồng Xét Xử trả lại 210.000 USD, 146 miếng vàng là tài sản thu giữ cho bị cáo Nguyễn Anh Tuấn và hủy bỏ lệnh phong tỏa tài khoản có 1 tỷ đồng trong ngân hàng cho gia đình bị cáo.
54 bị cáo trong vụ án đến nay đã nộp tiền khắc phục hậu quả khoảng 120 tỷ và 1,5 triệu USD. Nhiều tài sản căn hộ cao cấp, nhà ở…bị đề nghị kê biên.
Báo Đất Việt thống kê danh sách những bị cáo bị kê biên nhà, xe hơi, cũng như bị tịch thu số lượng đô la Mỹ, vàng… nhiều nhất, trong vụ án “chuyến bay giải cứu” được báo chí trong nước công bố.
Trong danh sách này, đứng đầu là bị cáo Nguyễn Anh Tuấn, thiếu tướng, cựu phó giám đốc Công An Thành Phố Hà Nội, bị tịch thu $210,000 và 146 cây vàng khi công an khám xét tư gia.
Ông Tuấn, tại phiên toà đã “khóc lóc” nói rằng vì thương người, tin người nên đã mắc mắc sai lầm dẫn đến vi phạm pháp luật.
“Với 44 năm công tác trong lực lượng Công an nhân dân, bị cáo cố gắng phấn đấu, rèn luyện nhưng cuối cùng lại vấp ngã khi chuẩn bị nghỉ hưu. Bị cáo gửi lời xin lỗi lãnh đạo Đảng, Nhà nước, xin lỗi lãnh đạo Bộ Công an, Ban Giám đốc và toàn bộ cán bộ, chiến sỹ Công an TP Hà Nội vì sai lầm của bị cáo làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của lực lượng công an nhân dân“,
Theo báo VTC News, do bị cáo Tuấn đã nộp tiền “khắc phục hậu quả,” đại diện Viện Kiểm Sát đề nghị tòa hủy bỏ lệnh phong tỏa tài khoản ngân hàng của ông này có 1 tỷ đồng ($42,203) cho gia đình ông nhưng không được chấp thuận.
Ngoài bị cáo Nguyễn Anh Tuấn, chuyện kê biên trong vụ án “chuyến bay giải cứu” cũng làm lộ ra khối tài sản đáng kể của một loạt quan chức khác.
Đất Việt dẫn lời báo Dân Trí cho biết, bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan, cựu cục trưởng Cục Lãnh Sự, Bộ Ngoại Giao, bị kết án chung thân, bị kê biên một căn hộ chung cư ở phường Giảng Võ, quận Ba Đình; một căn hộ khác ở phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm và một chiếc Lexus 300.
Bị cáo Tô Anh Dũng, cựu thứ trưởng Ngoại Giao, lãnh 16 năm tù, bị kê biên một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, một giấy chuyển nhượng căn hộ ở quận Bắc Từ Liêm, và bị phong tỏa hơn 800 mã cổ phiếu.
Ngoài ra, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế nhận hối lộ 253 lần hơn 42,6 tỷ đồng; ngoài số tiền bị nộp lại, còn phải truy thu nộp ngân sách nhà nước số tiền hơn 15,4 tỷ.
Viện Kiểm sát đề nghị kê biên tài sản của bị cáo Kiên là căn hộ tại phố Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội; tạm dừng giao dịch thửa đất ở Mũi Né, Phan Thiết, Bình Thuận.
Bị cáo Đỗ Hoàng Tùng, cựu Cục Phó Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao nhận hối lộ hơn 12,2 tỷ đồng, đã nộp 200 triệu, còn phải truy thu hơn 12 tỷ. Viện Kiểm sát đề nghị tiếp tục tạm giữ 5 sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở mang tên vợ chồng bị cáo và hàng chục tỷ đồng tại các sổ tiết kiệm, cũng như tạm dừng mua bán chuyển nhượng hai căn hộ chung cư.
Quang Minh
>>> Những lý do khiến giáo viên nghỉ việc
>>> Lâm Đồng: Dân phản đối xây Hồ thuỷ lợi Ta Hoét.
>>> Ai rồi cũng thành quan tham
>>> Điều 360 Bộ luật Hình sự và trách nhiệm của Đảng
Vụ chuyến bay giải cứu: Hệ quả từ cơ chế xin cho