Link Video: https://youtu.be/GeCTL34Nuwc
Ngày 30/9, VOA Tiếng Việt loan tin “Công ty Mỹ bị phạt hàng trăm triệu đô vì tội hối lộ ở Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam”.
Theo đó, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ ngày 29/9 loan báo rằng, nhà sản xuất hóa chất Mỹ Albemarle Corporation đã đồng ý trả hơn 218 triệu đô la để dàn xếp các cáo buộc hối lộ các quan chức tại các nhà máy lọc dầu quốc doanh ở ba quốc gia châu Á.
VOA dẫn thông tin từ Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết, Công ty Albemarle Corporation đã thừa nhận, sử dụng “đại lý bán hàng bên thứ ba” và nhân viên nước ngoài để hối lộ các quan chức, hầu giành được hợp đồng với các nhà máy lọc dầu của nhà nước ở Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam.
Bộ Tư pháp Mỹ cho biết, Công ty Albemarle đã nhận được gần 100 triệu đô la lợi nhuận từ kế hoạch hối lộ – tham nhũng này.
VOA dẫn Đạo luật Về Tham nhũng ở Nước ngoài của Hoa Kỳ, theo đó, hối lộ bất kỳ quan chức nước ngoài nào để đổi lấy việc có được, hoặc duy trì hoạt động kinh doanh là bất hợp pháp. Đạo luật Về Tham nhũng ở Nước ngoài là công cụ chính mà các cơ quan thực thi sử dụng, để kiểm tra hối lộ ở nước ngoài.
Cả Bộ Tư pháp và Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch, cơ quan giám sát tài chính, đều đang điều tra Công ty này về các vi phạm Đạo luật Về Tham nhũng ở Nước ngoài, liên quan đến kế hoạch hối lộ, VOA cho hay.
VOA dẫn lời bà Dena J. King, Chưởng lý của Quận Tây bang North Carolina, nói trong một tuyên bố: “Tham nhũng không có biên giới, nhưng công lý cũng vậy”. “Các công ty phải tuân thủ cùng một tiêu chuẩn đạo đức và pháp lý dù họ kinh doanh trên đất Mỹ hoặc ở nước ngoài.”
VOA dẫn thông tin từ Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, cho biết, Bộ Tư pháp đã ký một thỏa thuận không truy tố, kéo dài 3 năm với Albemarle, sau khi Công ty tự nguyện khai báo với các công tố viên Hoa Kỳ.
Theo thỏa thuận không truy tố, Bộ Tư pháp đồng ý không truy tố một công ty, để đổi lấy sự hợp tác, nộp phạt và tuân thủ các yêu cầu khác.
Phát ngôn viên của Albemarle đã không trả lời yêu cầu bình luận, VOA bổ sung.
Theo thừa nhận của Công ty liên quan đến vụ dàn xếp, cáo buộc hối lộ diễn ra từ năm 2009 đến năm 2017, Bộ Tư pháp cho biết.
VOA cho biết, tại Ấn Độ, Công ty Albemarle đã sử dụng bên trung gian thứ ba để kinh doanh với công ty dầu mỏ quốc doanh của nước này, để tránh bị đưa vào danh sách đen.
Tại Indonesia, Công ty Albemarle đã nhờ một người trung gian khác làm ăn với nhà máy lọc dầu quốc doanh, ngay cả sau khi được thông báo rằng, phải hối lộ các quan chức Indonesia.
Tại Việt Nam, Công ty Albemarle đã giành được hợp đồng tại hai nhà máy lọc dầu quốc doanh, thông qua một đại lý bán hàng trung gian, vốn đòi tăng hoa hồng để hối lộ các quan chức.
Theo VOA, là một phần của thỏa thuận không truy tố với Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, Công ty Albemarle đồng ý nộp phạt khoảng 98 triệu đô la và bị tịch thu hành chính khoảng 99 triệu đô la. Bộ Tư pháp cho biết, họ sẽ chuyển khoảng 82 triệu đô la tiền tịch thu từ Công ty Albemarle cho Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch SEC.
Bà King nói, thỏa thuận với Albemarle “nhấn mạnh cam kết của chúng tôi trong việc chống tham nhũng ảnh hưởng đến Hoa Kỳ bất kể nó xảy ra ở đâu”.
VOA cho biết thêm, dưới thời chính quyền Biden, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã ưu tiên chống tham nhũng trong doanh nghiệp, công bố một số thay đổi lớn nhằm tăng cường các chính sách và hành động thực tiễn.
Được biết, Albemarle Corporation là một Công ty sản xuất hóa chất đặc biệt, có trụ sở tại Bắc Carolina, Mỹ. Đây là Công ty được độc quyền vận hành mỏ Lithium Silver Peak, và là nhà cung cấp Lithium lớn nhất cho xe điện.
Minh Vũ
>>> Ông Hoàng Chí Bảo tố Trung ương Đoàn “ba xạo”. Sao “quân ta” lại lột mặt nạ “quân mình”?
>>> Ông Nguyễn Minh Sơn bị tuyên sáu năm tù vì chửi Hồ Chí Minh
>>> Hội nghị Trung ương 8 khóa 13: Vì sao số phận lại mỉm cười với Phạm Minh Chính?
>>> Hội nghị Trung ương 8, một tuần chia chác, ai được ai mất?
Việt Nam vẫn thường xuyên cử cán bộ sang đào tạo ở Trung Quốc từ nhiều năm qua