Link Video: https://youtu.be/-51B2KJ410I
Ngày 5/10, VOA Tiếng Việt loan tin “Bình Thuận bồi thường 1,9 tỷ đồng cho người đã khuất, từng bị bắt oan 43 năm trước”.
VOA dẫn tường thuật của các báo Việt Nam, cho hay, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bình Thuận ra quyết định bồi thường đối với ông Võ Tê, với số tiền là 1,9 tỷ đồng, cho việc ông bị bắt giam oan cách đây 43 năm, và thông báo cho gia đình ông hôm 3/10.
Theo VOA, ông Võ Tê, sinh năm 1932, bị bắt và tạm giam trong 4 tháng cuối năm 1980, vì bị tình nghi đã gây ra vụ án giết người cướp của vào ngày 31/7/1980. Nạn nhân trong vụ án này là một phụ nữ có tên là Phan Thị Khanh, sinh năm 1954.
Tuy nhiên, sau 152 ngày bị giam, công an xác định “không có đủ cơ sở, chứng cứ” để buộc tội ông là người thực hiện hành vi giết người, vì vậy, ông được trả tự do. Nhà chức trách cũng thừa nhận việc khởi tố, tạm giam ông trong khoảng thời gian đó là “không đúng quy định pháp luật”.
VOA dẫn báo chí trong nước cho biết, mặc dù được công an thả, nhưng vì không có quyết định đình chỉ bị can của cơ quan công quyền, nên kể từ ngày ông Tê bị bắt oan, cả gia đình ông phải sống trong tủi nhục, bị hàng xóm xa lánh, các con của ông phải bỏ học giữa chừng, ông buồn bã, lâm bệnh, rồi qua đời năm 1994, khi vẫn còn mang thân phận bị can.
Vẫn theo VOA, đến năm 2020, con trai của bà Khanh tự lần ra chứng cứ, dấu vết, và tố cáo với công an rằng, ông Trương Đình Chi, sinh năm 1956, có thể là nghi phạm thực sự trong vụ án giết người cướp của. Đến tháng 11/2021, công an xác định, ông Chi chính là nghi phạm.
Nhưng kể từ năm 1980 đến năm 2021 đã là 41 năm, nên đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Chi. Bộ luật Hình sự của Việt Nam quy định rằng, thời hiệu xử lý tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là 20 năm. Do đó, Công an tỉnh Bình Thuận đã ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự, và quyết định đình chỉ bị can đối với ông Võ Tê.
Trên cơ sở quyết định đó, VOA cho biết, con trai của ông Võ Tê đã làm đơn yêu cầu minh oan, bồi thường oan sai cho việc khởi tố, bắt giam oan ông cách đây 43 năm.
Hồi tháng 6/2022, Công an Bình Thuận và Viện Kiểm sát Nhân dân của tỉnh này đã công khai xin lỗi gia đình ông Võ Tê, thừa nhận việc bắt giam sai trái đã gây tổn thất tinh thần và vật chất cho ông và gia đình, gây ảnh hưởng đến cuộc sống.
Ông Võ Tê đã phải gánh chịu những mất mát, thiệt thòi trong quá trình bị tạm giam và trong cuộc sống tại địa phương…
Tại buổi xin lỗi, cơ quan tố tụng các cấp thừa nhận sai sót, và từ vụ việc này rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc trong quá trình tiến hành tố tụng. Thay mặt gia đình, người con trai của ông Võ Tê đã chấp nhận lời xin lỗi của các cơ quan tố tụng.
Ở Việt Nam, án oan sai không thiếu và rất ít vụ được minh oan. Vụ án oan nổi tiếng và sau đó được minh oan là vụ ông Nguyễn Thanh Chấn. Ông Chấn bị kết án chung thân về tội giết người. Ông Chấn chỉ được trả tự do sau khi hung thủ thực sự của vụ án ra đầu thú, lúc đó, ông Chấn đã phải ngồi tù hơn 10 năm. Một số vụ án oan khác như vụ ông Hàn Đức Long, vụ Huỳnh Văn Nén…
Tuy nhiên, đây chỉ là những vụ án hiếm hoi được minh oan. Còn rất nhiều vụ án oan khác mà bị cáo không được minh oan, dù tình tiết vụ án đầy mâu thuẫn và có bằng chứng ngoại phạm rõ ràng, như những vụ án oan nổi tiếng của Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng, Lê Văn Mạnh.
Mới đây, người ta còn nhẫn tâm đem Lê Văn Mạnh đi thi hành án, bất chấp việc lên tiếng của cộng đồng và quốc tế.
Xuân Hưng
>>> Thay vì che đậy, ông Hoàng Chí Bảo lại lột mặt nạ “Bác kính yêu”
>>> Chỉ mới “phóng” được 2%, VFS của ông Vượng đã xìu như “tàu lá rũ”!
>>> Từ bỏ thiên đường Bác xây, cầu thủ Công Phượng chạy sang xứ “Tư bản giãy”
>>> Novaland đối phó với chủ nợ nước ngoài trong bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng
Ai tin ông Võ Văn Thưởng?