Link Video: https://youtu.be/oq5FhvIzu_k
Ngày 16/11, blog Lê Quốc Quân trên VOA Tiếng Việt có bài “Thầy Lưu Bình Nhưỡng bị bắt và “tỷ lệ công lý’”, với những tiết lộ của tác giả về người thầy của mình.
Tác giả cho hay, thầy Nhưỡng thực sự gây được ấn tượng cho nhiều người, vì sự thẳng thắn và “trực ngôn” của mình. Ngay từ thời còn là giảng viên đại học, rất nhiều người (cả học sinh và đồng nghiệp) yêu mến thầy, nhưng cũng nhiều người ghét.
Tác giả may mắn là học sinh trực tiếp của thầy Nhưỡng tại Đại học Luật Hà Nội, khi đó thầy Nhưỡng dạy tác giả môn Luật Lao động. Năm 2001 – 2003, khi tác giả học Cao học Luật, thì thầy đang làm ở Khoa Kinh tế, cho nên có rất nhiều lần gặp thầy, tác giả cũng hiểu phần nào về tính cách và con người thầy.
Tác giả cảm nhận, thầy Nhưỡng là người đáng kính và “rất đặc biệt”. Dù khá thân tình, thầy có theo dõi, nhưng chưa bao giờ công khai ủng hộ tác giả trong các hoạt động đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.
Tác giả suy đoán, thầy Nhưỡng có khả năng rơi vào Tiết 3, Khoản 1, Điều 110 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Nghĩa là: Công an thấy “dấu vết của tội phạm và đang muốn tìm chứng cứ”, nên bắt ngay tại sân bay. Có thể nằm ngay trong chính chiếc “cặp đơn từ” mà thầy vẫn hay mang theo.
Cũng chính vì vậy mà các báo đều đưa tin: “Quá trình bắt, khám xét, cơ quan cảnh sát điều tra đã thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu có dấu hiệu vi phạm pháp luật, phục vụ công tác điều tra mở rộng vụ án”.
Tác giả nhấn mạnh, đây là dấu hiệu cho thấy, việc khởi tố về tội “cưỡng đoạt tài sản” chỉ là những căn cứ để bắt giữ ban đầu, để tiếp tục “đánh án” sâu hơn.
Báo chí đều nói rất ít đến hành vi của thầy, nên chưa thể võ đoán, nhưng việc liên hệ với Cường “quắt”, có thể “đồng phạm” với tư cách đã được nhờ cậy, và thầy “giúp” lên tiếng với các bên liên quan.
Tác giả cho biết, thầy Lưu Bình Nhưỡng đã chia sẻ với tác giả một lần, về việc “không hợp” với bên công an và viện kiểm sát. Mới đây, tác giả được nghe từ một người bạn đang làm trong Chính phủ, rằng, trong một lần cách đây 3 năm, ông Trương Hoà Bình đã nói về thầy Lưu Bình Nhưỡng rằng: “Thằng khóc thuê đó, đợi đấy”.
Tác giả nhận xét, suốt bao nhiêu năm làm Đại biểu Quốc hội, rồi làm Phó ban Dân nguyện, thầy đã xông xáo vào những nơi vô cùng khó khăn, đụng chạm đến rất nhiều người, để nói lên tiếng nói của người dân, để “khóc” cho dân.
Là Phó ban Dân nguyện, thầy đã nhận đơn, thay mặt dân để chuyển đơn và “liên hệ, phối hợp, thúc ép” rất nhiều cơ quan hành pháp, để giải quyết nguyện vọng cho người khiếu kiện, hoặc khi có vấn đề cần kêu lên Quốc hội.
Có lẽ, chưa có ai dám vạch ra những điểm sai trái của ngành công an. Thầy đã nói rằng: “Tội phạm tham nhũng đang nhảy múa trên lưỡi gươm pháp luật”, trong khi, Bộ Công an luôn được coi là “Thanh gươm” của Đảng. Chính vì vậy, ngay khi còn đang là Đại biểu Quốc hội, thầy đã bị báo Công an trực tiếp lên tiếng phản đối.
Thầy còn lên tiếng trực tiếp phê phán Quốc hội. Ngày 26/3/2021, thầy phát biểu: “Quốc hội không được ngủ mê trên quyền lực của nhân dân, không được biến thành căn phòng kín để gom góp lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân và chia chác quyền lực của đất nước”.
Tác giả bình luận, hệ lụy của việc bắt giữ là rất lớn, gây sốc cho nhiều người, làm sụp đổ chút niềm tin còn sót lại đối với thể chế chính trị Việt Nam, và đây là tin rất xấu đối với những ai quan tâm đến vận mệnh của đất nước, tha thiết với công lý.
Tác giả chắc chắn rằng, việc bắt giữ thầy Lưu Bình Nhưỡng, với cáo buộc về tội “Cưỡng đoạt tài sản” chỉ là bước đầu tiên. Trước mắt còn cả một chặng đường dài và có thể trong thời gian tới, thầy sẽ lại bị khởi tố về những tội danh khác.
Phải chăng công cuộc đốt lò chỉ là một sự thanh trừng nội bộ, bóp nghẹt các tiếng nói độc lập để áp đặt quyền lực thống trị tuyệt đối lên toàn xã hội?
Quang Minh
>>> Ông Tập cho Biden xem xe và gửi tín hiệu tới thế giới
>>> Tô Lâm và Huệ Vương “tranh xương”, cẩn thận Tổng Trọng lại ngồi tiếp ghế Tổng Bí thư?
>>> Bao giờ Đảng ngưng gọt đẽo dân để đắp bồi cho Công an?
>>> Quyền lực Lưu Bình Nhưỡng lớn đến đâu khiến giang hồ bảo kê phải dựa dẫm?
Sự cần thiết có thêm những bộ sách giáo khoa mới và đề xuất cách làm để tránh độc quyền