Link Video: https://youtu.be/oYYIWFY-ejI
Đại án Việt Á là một trong những vụ việc tham nhũng có tổ chức, liên quan đến lĩnh vực y tế, lớn nhất từ trước tới nay, cả về quy mô, tính chất và mức độ phạm tội. Đã có hàng loạt quan chức cấp cao đã bị khởi tố, bắt tạm giam, trong đó có nhiều giới chức của quân đội.
Cụ thể, 4 sĩ quan Học viện Quân Y đã giao “Đề tài nghiên cứu Khoa học cấp quốc gia” cho Công ty Cổ phần Việt Á của Tổng Giám đốc Phan Quốc Việt, để trục lợi.
Báo Tuổi Trẻ ngày 19/12 đưa tin với tiêu đề, “Việt Á chi gần 10 tỉ “lại quả” 3 cựu sĩ quan Học viện Quân Y”. Bản tin cho biết, Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương đã ban hành cáo trạng, truy tố 4 cựu sĩ quan thuộc Học viện Quân Y cùng 3 người khác, đã vì tiếp tay cho Công ty Việt Á. Theo đó, vụ án này sẽ được Tòa án Quân sự Thủ đô đưa ra xét xử vào ngày 27/12 tới.
Theo cáo trạng, Thượng tá Hồ Anh Sơn, cựu Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Y dược học Quân sự của Học viện Quân Y, đã bị truy tố với tội danh “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Theo cáo trạng, liên quan sự việc ba sĩ quan, gồm Đại tá Nguyễn Văn Hiệu, cựu Trưởng phòng Trang thiết bị Vật tư; Thiếu tá Ngô Anh Tuấn, cựu Trưởng phòng Tài chính, và Thiếu tá Lê Trường Minh, cựu Trưởng ban Hóa dược, thuộc Học viện Quân Y, cũng bị truy tố về tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Cáo trạng chỉ rõ trách nhiệm của nhiều cựu lãnh đạo Học viện Quân Y, trong đó có Trung tướng Đỗ Quyết, cựu Giám đốc; và Thiếu tướng Hoàng Văn Lương, cựu phó Giám đốc.
Đáng chú ý, trong vụ án này, một giới chức dân sự được nêu tên. Đó là ông Trịnh Thanh Hùng, cựu Vụ phó thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, đã bị bị truy tố về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Cáo trạng cho biết, đầu năm 2020, khi COVID-19 bùng phát, Học viện Quân Y đề nghị Bộ Khoa học Công nghệ giao cho đơn vị này thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Phát triển test xét nghiệm”.
Đề tài này được Viện Nghiên cứu Y dược học Quân sự tổ chức nghiên cứu, nhưng ông Trịnh Thanh Hùng, thuộc Bộ Khoa học Công nghệ, yêu cầu ông Hồ Anh Sơn bổ sung thêm Công ty Việt Á của ông Phan Quốc Việt cùng tham gia nghiên cứu.
Sau đó, Công ty Việt Á đã được chấp thuận trong tư cách “phối hợp nghiên cứu, chế tạo kit test”, nhưng Học viện Quân Y vẫn là đơn vị chủ trì, ông Hồ Anh Sơn là Chủ nhiệm đề tài, với tổng kinh phí 18.9 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách, do Bộ Khoa học Công nghệ cấp.
Vẫn theo cáo trạng, trong quá trình nghiên cứu đề tài, ba ông Trịnh Thanh Hùng, Hồ Anh Sơn và Phan Quốc Việt đã bàn bạc, và cho rằng, kit test của Công ty Việt Á sản xuất sử dụng tốt hơn, nên thống nhất: “không cần Học viện Quân Y chuyển giao quy trình nghiên cứu của mình, mà để Công ty Việt Á tự sản xuất 20,000 test kit thử nghiệm”.
Sau đó, ba bị can đã đưa bộ kit test do Công ty Việt Á cung cấp (không được sản xuất theo quy trình nghiên cứu của Học viện Quân Y), để đưa đến thử nghiệm tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương ở Hà Nội, và sử dụng sản phẩm này để nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học.
Cáo trạng khẳng định, hậu quả là, quy trình nghiên cứu của Học viện Quân Y không có sản phẩm thử nghiệm, cũng như đánh giá về chất lượng. Nguy hiểm hơn, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước không hoàn thành như đăng ký, nhưng số tiền 18,9 tỷ đồng ngân sách cấp, đã được các bên chia nhau.
Nhờ đó, vẫn theo cáo trạng, Công ty Việt Á đã sản xuất hơn 8.7 triệu test, tiêu thụ 8.3 triệu test theo đơn giá 470.000 đồng/sản phẩm, cao gấp hơn ba lần giá sản xuất, hưởng lợi trái phép gần 1,236 tỷ đồng.
Luật sư Trần Vũ Hải trên trang Facebook cá nhân, trong status với tiêu đề “Bi hài kịch Việt Á?”, đã đưa ra những nhận xét đáng chú ý, về điều mà Luật sư Hải cho rằng “Tít mù vòng quanh!”, khó thế mà các ông cũng nghĩ ra.
Cụ thể, theo Luật sư Trần Vũ Hải:
“Báo chí vừa đăng cáo trạng vụ án liên quan đến Việt Á bên quân đội. Hóa ra, khi dịch Covid 19 bùng nổ đầu năm 2020, vợ ông trùm Việt Á là người nghiên cứu thành công quy trình sản xuất kit xét nghiệm PCR, trên cơ sở tham khảo các tài liệu của WHO và nhiều nước khác được công bố trên Internet.
Sản phẩm được đánh giá, thử nghiệm tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, kết quả đạt được, chất lượng lại tốt hơn sản phẩm của Học viện Quân Y. Và từ đây bắt đầu bi hài kịch Việt Á.
Vợ chồng ông trùm Việt Á “nhường quy trình sản phẩm” cho Học viện Quân Y để nghiệm thu đề tài với nhà nước, xin cấp phép lưu hành; rồi sau đó Việt Á lại nhờ Học viện Quân Y xác nhận bàn giao đề tài, và đồng ý cho Việt Á sử dụng “cái của mình”… Tít mù vòng quanh!
KHÓ THẾ MÀ CŨNG NGHĨ RA ĐƯỢC!”
Theo Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương đánh giá, vụ án này nảy sinh từ động cơ vụ lợi cá nhân của các bị can. Bên cạnh đó là sự buông lỏng, thiếu sâu sát trong công tác giao, quản lý, nghiệm thu, quyết toán.
Xin nhắc lại, trong đại dịch Covid-19, với sự vô trách nhiệm cộng với sự tham lam ích kỷ của tuyệt đại đa số giới chức lãnh đạo, từ Trung ương tới địa phương. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới cái chết oan ức của hơn 40.000 nạn nhân trong đại dịch Covid-19.
Tham nhũng là cách gọi cho “nhân văn”, chứ nói đúng ra, đó là hành động ăn cắp, ăn cướp của lũ lãnh đạo “ăn của dân không chừa một thứ gì”.
Trà My
>>> Ăn không chừa thứ gì của dân: Bớt xén cả miếng ăn của học sinh nội trú vùng cao?
>>> Hà Nội loạn quy hoạch, sao ông Tổng không tống kẻ làm loạn vào lò? Hay đó là phe ta?
>>> Việt Nam đem vốn “góp gạo” vào bẫy nợ của bạn Tàu, để bẫy chính mình!
>>> Vụ Vạn Thịnh Phát: Chỉ có đồng phạm mới tích cực giải cứu cho Trương Mỹ Lan?
Ăn không chừa thứ gì của dân: Bớt xén cả miếng ăn của học sinh nội trú vùng cao?