Khi các Ủy viên Trung ương bị bắt sống , Tổng có vui?

Ngày 25/1, báo Tiếng Dân có bài “Khi các Uỷ viên Trung ương bị bắt sống” của tác giả Mai Hoa Kiếm.

Tác giả cho biết, “bắt sống” là tiếng lóng, dùng để ám chỉ việc cơ quan điều tra bắt nóng cán bộ đương chức, những người đang trên đỉnh cao quyền lực.

Tác giả liệt kê một số vụ bắt sống Uỷ viên Trung ương nổi tiếng trong chiến dịch “đốt lò” của ông Nguyễn Phú Trọng, như sau:

  1. Đinh La Thăng 

Đinh La Thăng, sinh năm 1960, quê Nam Định, là Uỷ viên Bộ Chính trị khoá 12, nhiệm kỳ 2016 – 2021, được xem là nhân vật bị bắt sống đầu tiên.

Ngày 8/12/2017, Thăng bị “bắt sống” khi là Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, sau khi bị đuổi ra khỏi Bộ Chính trị và cách chức Bí thư thành Hồ.

Ngày 9/8/2018, Hội nghị Trung ương 7 khoá 12 mới quyết định khai trừ Thăng ra khỏi Đảng.

  1. Nguyễn Đức Chung 

Nguyễn Đức Chung, tức Chung “con”, sinh năm 1967, quê Hải Dương, là Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Hà Nội, nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Ngày 28/8/2020, Chung bị khởi tố và bắt giam, sau khi bị cách hết các chức vụ.

Ngày 17/12/2020, Hội nghị Trung ương 14 khoá 12, đã khai trừ Chung ra khỏi Đảng.

  1. Nguyễn Văn Hùng 

Nguyễn Văn Hùng sinh năm 1964, quê Quảng Nam, Uỷ viên Trung ương khoá 13, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương nhiệm kỳ 2021 – 2026. Sáng ngày 21/11/2022, Hùng ra Hà Nội theo lệnh triệu tập của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, và được biết, có khả năng ông sẽ bị bắt khẩn cấp trong ngày.

Hùng chọn cách nhảy qua hành lang tầng 5, toà nhà số 7 Nguyễn Cảnh Chân, tự kết liễu cuộc đời ở tuổi 59.

  1. Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh

Nguyễn Thanh Long sinh năm 1966, quê Nam Định, Uỷ viên Trung ương khoá 13, Bộ trưởng Bộ Y tế. Chu Ngọc Anh sinh năm 1965, quê Hà Nội, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Hà Nội nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Ngày 5/6/2022, cả Long và Anh lần lượt bị Cơ quan điều tra triệu tập, câu lưu, để phục vụ điều tra. Đây là chiêu trò bắt sống hữu hiệu, bị can không kịp trở tay.

Rất nhanh, chiều 6/6/2022, Hội nghị Trung ương bất thường đã khai trừ 2 ông này ra khỏi Đảng, và ngày 7/6/2022, Quốc hội đã “gật” bãi nhiễm tư cách đại biểu của 2 ông, sau đó là 2 ông bị cách chức.

Chiều ngày 7/6/2022, cả 2 ông Long và Anh chính thức bị “bắt sống”.

  1. Phạm Xuân Thăng 

Phạm Xuân Thăng sinh năm 1966, quê Hải Dương, là Uỷ viên Trung ương khoá 13, bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương. Thăng dính vụ Việt Á.

Ngày 17/9/2022, Thăng bị bắt.

Ngày 3/10/2022, Hội nghị Trung ương 6 khoá 13 quyết định khai trừ Phạm Xuân Thăng.

  1. Trần Đức Quận 

Trần Đức Quận sinh năm 1967, quê Đà Nẵng, Uỷ viên Trung ương khoá 13, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, là đệ tử thân tín của ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ngày 4/1/2024, Quận ra Hà Nội theo triệu tập của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và bị bắt giam ngay trong ngày, nhưng không công bố.

Việc Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Lâm Đồng bỗng dưng “mất tích”, quả thật đã gây chấn động trong hàng ngũ cán bộ.

Chiều 24/1/2024, Bộ Công an công bố, Trần Đức Quận bị bắt do liên can đến dự án Đại Ninh của Vạn Thịnh Phát tại Lâm Đồng. Nghĩa là, sau 20 ngày bị bắt sống, công an mới công bố.

Tác giả cho biết, từ sau Đại hội 12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ còn là cái bóng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Những gì ông Trọng nói, các Ủy viên Trung ương xem như là nghị quyết. Vấn đề gì ông Trọng viết, thì họ tuyên truyền, thổi phồng thành “kim chỉ nam”.

Hai trăm kẻ từng được ca tụng là “tinh hoa” của Đảng, nhiều kẻ trong số đó tay đã bị “nhúng chàm”, nhúng rất sâu. Vì vậy, bây giờ họ đang run sợ, sống phập phồng, lo lắng, bởi không biết khi nào sẽ tới phiên mình bị “bắt sống” như các nhân vật kể trên. Khi nghe tin “bác Cả” nhập viện và biến mất khỏi radar gần 3 tuần lễ vừa qua, hơn ai hết, có lẽ các nhân vật này mong cho đất nước sớm có quốc tang.

 

Xuân Hưng – thoibao.de

27.1.2024