Ông Nguyễn Văn Hậu, tức Hậu “Pháo”, năm nay mới 43 tuổi. Ông thành lập Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn vào năm 2004, khi mới 23 tuổi – độ tuổi rất trẻ.
Năm 2012, “Hậu Pháo” mới 31 tuổi đã giật được gói thầu thi công xây lắp dự án đường bờ Nam sông Trà Khúc, với số vốn 999 tỷ đồng, do Sở Giao thông Vận tải Quảng Ngãi làm chủ đầu tư. Được biết, đây giai đoạn ông Võ Văn Thưởng làm Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ngãi.
Nếu có thể giành lấy một hợp đồng thông qua đấu thầu công khai, công bằng, thì điều đó chẳng đáng bàn. Nhưng ở Việt Nam, đặc biệt là trong các dự án sử dụng vốn ngân sách, thì làm gì có đấu thầu công bằng? Mọi việc đều là sự trình diễn giữa cơ quan quản lý, chủ đầu tư và doanh nghiệp.
Trong các cuộc đấu thầu, cũng có nhiều nhà thầu nộp hồ sơ; cũng mở thầu và chấm điểm nhà thầu, qua từng hồ sơ. Tuy nhiên, đa số các nhà thầu tham gia đấu thầu “công khai” ấy, đều là “quân xanh” – nghĩa là quân giả, làm nhiệm vụ lót đường. Chỉ có 1 nhà thầu, vốn đã được chỉ định trước – gọi là quân đỏ. Sau những cuộc đấu thầu như thế, chủ đầu tư sẽ nhận tiền “lại quả” từ quân đỏ và chia chác nhau.
Điều đáng nói là, khi chỉ mới 31 tuổi, Nguyễn Văn Hậu đã “có cửa” để chạy chọt đến tận Bí thư và Chủ tịch Quảng Ngãi. Thông tin rò rỉ cho biết, Hậu “Pháo” đã giao cho Đặng Trung Hoành – Chánh Văn phòng Huyện uỷ Mang Thít hơn 60 tỷ đồng, để xây nhà thờ tổ cho ông Võ Văn Thưởng.
Ở chế độ này, làm doanh nghiệp mà kết nối được với quan chức để chia chác lợi ích thì rất mau giàu, và Hậu “Pháo” đã làm được điều ấy. Rất nhiều người biết làm thế là phạm pháp, nhưng họ vẫn làm, bởi ở đất nước này mà làm ăn chân chính thì làm gì có cơ hội tồn tại? Ở tầm thấp thì móc nối với quan chức nhỏ, cấp phường xã; ở tầm cao hơn thì móc nối với quan chức lớn, cấp tỉnh, bộ. Quen biết đến Bí thư và Chủ tịch tỉnh, ắt Hậu “Pháo” phải có người đỡ đầu.
Vậy người đó là ai?
Được biết, Hậu “Pháo” quê ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Thông tin ngoài luồng cho cho biết, Hậu “Pháo” là “con nuôi” của Trịnh Đình Dũng – cựu Phó Thủ tướng.
Từ năm 2001 đến 2004, ông Trịnh Đình Dũng là Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc; từ 2004 đến 2010 là Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc. Năm 2010, Trịnh Đình Dũng ra Trung ương làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng một thời gian ngắn, rồi đến năm 2011, Trịnh Đình Dũng lên làm Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Khi Trịnh Đình Dũng lên Bộ trưởng, thì cũng là lúc mà Tập đoàn Phúc Sơn “bung lụa”, mở rộng địa bàn làm ăn ra cả nước. Bởi Hậu “Pháo” được Trịnh Đình Dũng giới thiệu là “con nuôi” với các đối tác.
Trong mối liên kết giữa doanh nghiệp và quan chức, thì luật chơi là “lại quả” sau khi trúng thầu. Tuỳ theo quy mô dự án, ở tầm lãnh đạo tỉnh, dự án lớn có thể nhận “lại quả” đến triệu đô. Cho nên, khi Hậu “Pháo” đến Quảng Ngãi làm ăn, và “lại quả” lớn cho lãnh đạo tỉnh này, thì ở nơi khác, Hậu “Pháo” cũng dùng công thức như thế. Không có dự án nào được “giao miễn phí”, tất cả đều phải có tiền “lót tay”. Sau đó mới dựng lên vở kịch “quân xanh, quân đỏ” đấu thầu, để tỏ ra “công bằng”, nhằm qua mắt xã hội. Đây là việc giữa nhà thầu và ban quản lý dự án.
Mới đây, một nguồn tin riêng cho chúng tôi biết, Trung tướng Đỗ Văn Hoành – Cựu Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (cấp trưởng là Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc), và cũng là cựu Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, đã nhận của Hậu “Pháo” 10 tỷ đồng.
Ông Hoành quê Vĩnh Phúc.
Như vậy, liệu khi cấp phó của Nguyễn Duy Ngọc nhận tiền hối lộ, thì cấp trưởng có dính líu gì hay không? Tại sao Tô Lâm vẫn chưa đưa vụ này ra ánh sáng? Phải chăng, ông Tô sợ “đệ ruột” bị dính phốt?
Ngành Công an của Tô Lâm cũng lắm người dính đến Hậu “Pháo”, nhưng tại sao Tô Lâm chưa khui? Hay Tô Lâm cũng bắt chước Nguyễn Phú Trọng, đốt lò có vùng cấm, đốt đối thủ nhưng trừ phe ta?
Hoàng Phúc – Thoibao.de