3 lý do vì sao sau Huệ Vương, Tô Đại sẽ gọi tiếp tên Bình Tòa?

Kể từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13, nhiều ý kiến cho rằng, vì ông Nguyễn Phú Trọng quyết trụ lại chức vụ Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ 3, bất chấp Điều lệ Đảng, nên Tổng Trọng đã chọn ông Nguyễn Hòa Bình – một kẻ tham quyền cố vị, làm lá chắn. Nhờ vậy, Bình Tòa – một nhân vật đầy tai tiếng, bất ngờ lọt vào Bộ Chính trị.

Mới đây, bất ngờ, cái tên Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình lại một lần nữa đã được xướng danh.

Trang Facebook của Luật sư Trần Đình Triển, mới đây xuất hiện một status với tiêu đề, “Cần mở rộng điều tra vụ án Lê Đức Thọ, có liên quan đến con trai ông Nguyễn Hoà Bình hay không?”

Luật sư Triển đã đặt vấn đề:

“Vừa qua, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với ông Lê Đức Thọ (nguyên: Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre; đã từng giữ chức vụ: Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam). Dư luận xã hội phán ánh, gia đình Lê Đức Thọ có hàng ngàn tỷ đồng. Câu hỏi đặt ra, cần được giải đáp là, tiền đó do đâu mà có?”

Theo tác giả, Vietinbank trong thời gian ông Lê Đức Thọ làm Tổng Giám đốc và Chủ tịch Hội đồng Quản trị, cần phải thanh tra, điều tra, làm rõ một số vấn đề sau đây: Vietinbank thành lập bao nhiêu công ty? Mua cổ phần hoặc liên danh liên kết với các doanh nghiệp nào? Nguồn vốn từ đâu? Hạch toán kế toán như thế nào? Lợi nhuận thu về để đâu? v.v…

Đáng chú ý, theo Luật sư Triển “bật mí”:

“Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên quản lý quỹ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, là một trong số công ty vệ tinh của Vietinbank, do Nguyễn Tuấn Anh (hiện là Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Gia Lai, con trai ông Nguyễn Hoà Bình – Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao) một thời gian dài làm Chủ tịch Công ty “quản lý vốn”, và [đã] “bung vốn đầu tư” với một khối lượng tiền vô cùng lớn.”

Tác giả đặt tiếp câu hỏi, vậy Lê Đức Thọ và Nguyễn Tuấn Anh có cấu kết với nhau hay không? Có ăn chia không? Có lợi dụng ảnh hưởng của ông Nguyễn Hoà Bình, và ông Bình có can thiệp như một số đơn thư nêu vấn đề không?

Đáng chú ý, trước đó, Luật sư Trần Đình Triển đã nhiều lần giới thiệu: “ông Nguyễn Hoà Bình là bạn học cùng khóa đại học với tôi; trong công tác thì có thời gian cùng ngành, hoặc khác nghề nhưng lại liên quan đến nhau. Vì vậy, tôi hiểu biết Nguyễn Hoà Bình, từ học hành, năng lực trình độ, sở trường sở đoản, phẩm chất đạo đức và nhân cách…”.

Điều này cho thấy, Luật sư Triển cũng là đồng môn của đương kim Bộ trưởng Bộ Công an.

Chưa hết, ông Triển còn khẳng định: “Chánh án còn có con trai còn rất trẻ, đã được luân chuyển, bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Gia Lai”.

Trong bối cảnh cuộc chiến quyền lực, Tổng Trọng và phe Nghệ Tĩnh đang chật vật chống lại sự lộng hành của Tô Lâm – người đang nỗ lực để giành chiếc ghế người đứng đầu Đảng, từ tay Tổng Trọng.

Đó là lý do, trên mạng xã hội của người Việt, có nhiều ý kiến cho rằng, những tiết lộ của Luật sư Triển đưa ra vào thời điểm này, được coi là cố ý “đổ thêm dầu vào lửa”, nhằm thúc đẩy quyết tâm của Tô Lâm, “tiễn” Bình Tòa ra đi?

Điều này có liên quan gì đến luồng dư luận rằng, trong cuộc chiến cung đình, Tô Lâm có kế hoạch lôi kéo sự ủng hộ của dư luận, với mục đích “thỏa mãn cơn cuồng nộ của số đông dân chúng”, về thực trạng thiếu công lý ở Việt Nam hiện nay?

Xin nhắc lại, bình luận về việc Tô Đại tướng sẽ chọn “quân domino” nào tiếp theo, nhà báo Trần Hiếu Chân đã đưa ra một nhận xét đáng chú ý:

“Chánh án Nguyễn Hòa Bình chỉ là “món nộm” trong bữa tiệc của Tô Đại tướng. Bộ trưởng Công an Tô Lâm muốn “hạ hỏa” sự sục sôi của dân chúng, trước “Hội đồng dao thớt” của Chánh án Hòa Bình. Ông này cho quân ra chợ mua dao thớt về, để làm vật chứng cho vụ án Hồ Duy Hải kéo dài hàng chục năm trời”.

Dẫu rằng, theo giới quan sát, lâu nay, mối quan hệ giữa ông Bình và Tô Đại tướng vẫn ở mức “tâm đầu ý hợp”. Việc Chánh án Nguyễn Hòa Bình được đánh giá là rất thân cận với Tổng Trọng, đến nay đã trở thành một trở ngại cho sự nghiệp chính trị của ông. Thì việc Tô Lâm xử lý Nguyễn Hòa Bình, để buộc Bình Tòa phải là đi, sẽ trở thành đòn “nhất tiễn hạ song điêu”, mà ông Tô Lâm sẽ là người có lợi nhất.

Rất có thể, sau Vương Đình Huệ, sẽ đến lượt ông Nguyễn Hòa Bình được ghi tên vào “bảng phong thần” của Tô Đại tướng.

Chúng ta hãy chờ xem./.

 

Trà My – Thoibao.de