Trước Hội nghị Trung ương bất thường ngày 3/8 năm nay, dư luận trên mạng xã hội cho rằng, ông Tô Lâm đang tìm mọi cách để loại Thủ tướng Phạm Minh Chính ra khỏi cuộc đua vào ghế Tổng Bí thư.
Nguồn tin nội bộ của thoibao.de khi đó đã tiết lộ, ông Tô Lâm đã cho tay chân tiến hành lùng sục, để tìm ra bằng chứng, nhằm truất phế Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhưng không thành công.
Mới nhất, ngày 4/10, truyền thông nhà nước đưa tin, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Chủ tịch Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC, tiếp tục bị truy nã theo quyết định của cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an.
Công luận đặt câu hỏi, vì sao, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, dù đang trong tình cảnh “tứ bề thọ địch – thù trong giặc ngoài”, nhưng vẫn tiếp tục ra lệnh truy nã bà Nhàn AIC, nhằm mục đích gì? Liệu điều này có liên quan đến tương lai của Thủ tướng Phạm Minh Chính hay không?
Tin báo chí Israel, được RFA Tiếng Việt trích dẫn, cho rằng nguyên nhân thực sự đằng sau vụ truy nã bà Nhàn, là các thoả thuận mua bán vũ khí. Nguyên nhân sâu xa hơn là cuộc cạnh tranh trong nội bộ Đảng, giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Công an Tô Lâm.
Vẫn theo trích dẫn của RFA, Tổng Bí thư Trọng là người đã quyết định chọn thiết bị vệ tinh tình báo của IAI – một Công ty của Israel. Thủ tướng Phạm Minh Chính là người chịu trách nhiệm về dự án này. Đồng thời, dự định bắt giữ bà Nhàn đã được lên kế hoạch, chỉ vài ngày trước khi Hội nghị Trung ương 5 khóa 13 diễn ra, từ ngày 4/5 đến 10/5/2022.
Được biết, bà Nhàn hiện đang sống ở Đức, và có lẽ, bà đã hoàn tất thủ tục xin tị nạn chính trị. Bà đang được bảo vệ rất chặt chẽ, với nhiều tầng nhiều lớp, không chỉ riêng lực lượng an ninh, cảnh sát của nước sở tại, mà còn có lực lượng của Tổng cục 2, kiểm soát 24/24.
Bà Nhàn là người đang nắm giữ rất nhiều các bí mật, liên quan đến các hợp đồng mua sắm vũ khí của Bộ Quốc phòng. Đây là những vấn đề tuyệt mật của quốc gia, kể cả Bộ Công an cũng không được biết đến.
Một câu hỏi được đặt ra là, cố Tổng Bí thư Trọng là người đã quyết định chọn mua thiết bị của IAI – Công ty của Israel, còn Thủ Chính là người chịu trách nhiệm về dự án. Vậy, tại sao, ông Trọng và Bộ Công an của ông Tô Lâm trước đây, lại nỗ lực truy bắt bà Nhàn nhằm loại bỏ ông Chính ra khỏi ghế Thủ tướng Chính phủ?
Một số ý kiến cho rằng, cũng như Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính từng là tay chân thân tín của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và đã được cài cắm, trong “Kế hoạch hậu Ba Dũng”, để trở lại, nắm trọn quyền lực ở 4 vị trí “Tứ trụ”. Kể cả ghế Chủ tịch Quốc hội của ông Trần Thanh Mẫn.
Trong lúc ông Tô Lâm đang phải chịu rất nhiều sức ép, từ số đông trong nội bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, gồm những thành phần bảo thủ, ủng hộ đường lối thân Bắc Kinh của cố Tổng Bí thư Trọng, điển hình là một bộ phận tướng lĩnh quân đội thân Trung Quốc.
Trước Hội nghị Trung ương 7, ông Trọng đã nhiều lần tuyên bố bóng gió rằng, sẽ đưa bà Nhàn về nước để xử lý. Khả năng cao, khi còn sống, ông Trọng biết rõ, có các biểu hiện ăn chia tiền hoa hồng của giới lãnh đạo quân đội, trong các hợp đồng mua vũ khí của Bộ Quốc phòng, nhưng không có bằng chứng cụ thể.
Tuy nhiên, đến nay, nhằm bình định phe quân đội, có lẽ ông Tô Lâm mượn chuyện bà Nhàn AIC, để sắp xếp lại nhân sự của Bộ Quốc phòng và phe quân đội. Ông thừa biết, việc tổ chức bắt cóc bà Nhàn tại thời điểm này là bất khả thi, và là điều dại dột, không bao giờ được phép làm.
Trà My – Thoibao.de